Mướp đắng (hay khổ qua) được nhiều người biết đến nhờ công dụng hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, làm sáng mắt, thanh nhiệt cơ thể, giải độc, hạ huyết áp,.. Mặc dù có tác dụng tốt như vậy, nhưng mướp đắng có nhiều dược tính nên không phải ai cũng có thể dùng được. Nhất là với những đối tượng sau cần rất thận trọng khi sử dụng quả mướp đắng.

1. Người mắc bệnh tiêu hóa

Ăn rau quả hằng ngày như quả mướp đắng rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn ăn quá nhiều có thể bị tiêu chảy hay bị bệnh về dạ dày.

Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, đây là một độc tố có khả năng gây ngộ độc cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Cảnh báo: 6 loại người không nên ăn mướp đắng để chữa bệnh

2. Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường do đây là một biến chứng trong thai kỳ. Biết được mướp đắng có công dụng chữa bệnh đái tháo đường, vì thế cũng dễ hiểu nếu bà bầu vô tình dùng mướp đắng để phòng ngừa bệnh.

Nhưng mướp đắng chứa ít chất xơ và chất béo, nên không thích hợp cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và thai phụ sau sinh. Hơn nữa, ăn mướp đắng có thể làm giảm đường huyết. Trong hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có thể gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với người nhạy cảm.

Nguy hiểm hơn, mướp đắng cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Các mẹ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số hợp chất không tốt cho trẻ sơ sinh có thể được truyền qua sữa mẹ.

3. Người bị tiểu đường vừa ăn mướp đắng vừa dùng thuốc

Do mướp đắng có thể giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, khi người bệnh đang sử dụng thuốc để hạ thấp lượng đường mà lại ăn thêm mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, không tốt cho sức khỏe.

Vì vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường, nếu muốn dùng mướp đắng thì nên sắp xếp thời gian xen kẽ giữa thuốc và mướp đắng để bảo vệ sức khỏe.

4. Người bệnh trước và sau phẫu thuật

Theo số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy quả mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết của bệnh nhân trong và sau khi phẫu thuật. Vì vậy, cách tốt nhất là nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.

5. Người bị bệnh gan, thận

Người mắc bệnh về gan và thận không nên ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (một loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng không nên ăn loại quả có vị đắng này.

Mướp đắng có thể ảnh hưởng đến tế bào gan ở con người vì enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các hợp chất trong mướp đắng còn có khả năng thay đổi hình dạng của tế bào gan.

Cho dù cây mướp đắng được trồng ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau thì thành phần trong quả cũng có tỷ lệ và các vi chất khác nhau. Vì thế nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể trong quả mướp đắng trồng tại vùng này bị nhiễm kim loại nặng và gây độc cho cơ thể khi chúng ta ăn nó.

6. Người có tiền sử huyết áp thấp

Tác dụng của mướp đắng là giảm huyết áp, hạ đường trong máu nhờ các hợp chất charantin, Polypeptid-P và Vicine. Do đó, người bị bệnh huyết áp thấp hoặc từng có tiền sử huyết áp thấp thì hạn chế ăn nhiều mướp đắng. Nếu trót ăn nhiều loại quả này, người bệnh có thể bị huyết áp thấp hơn, gây hạ đường huyết, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt rất nguy hiểm.

Một báo cáo cho thấy mướp đắng làm chậm tiến trình bệnh võng mạc phát triển(biến chứng bệnh tiểu đường) ở chuột bị tiểu đường khi uống cao được chiết từ quả mướp đắng. 

Qua bài viết trên, chúng tôi hi vọng bạn đọc biết được trường hợp nào nên tránh sử dụng mướp đắng (hay khổ qua) để chữa bệnh. Hiểu được lợi ích của quả mướp đắng, chúng tôi đã nuôi trồng, chăm sóc và điều chế sản phẩm cao dược liệu theo quy trình khép kín của các chuyên gia y tế. Mời bạn tìm hiểu thêm về Cao Mướp Đắng Rừngcủa Dona Pharm.

-----

Đọc thêm: Mẹo dùng khổ qua rừng trị tiểu đường sớm hiệu quả