Cách dùng khổ qua rừng (hay mướp đắng rừng) trị tiểu đường nào đúng và hiệu quả nhất? Hẳn bạn đã nghe qua về công dụng của khổ qua rừng, nhưng chưa biết chính xác làm sao để dùng và chữa bệnh. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh tiểu đường và khổ qua rừng, cũng như phương pháp sử dụng hiệu quả.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Bệnh có hai nhóm: gồm tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, mỗi loại có nguyên nhân khác biệt, nhưng nhìn chung là do các yếu tố gồm: di truyền, rối loạn insulin, hệ thống miễn dịch suy giảm, môi trường ô nhiễm, chế độ ăn uống, vi khuẩn, độc tố…

Các biến chứng của bệnh tiểu đường:

Nhiễm toan ceton: đây là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa, vì tăng nồng độ axit, đây là sản phẩm của những chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tăng áp lực thẩm thấu: do đường huyết quá cao có thể gây hôn mê. Đây là biến chứng nặng nhất và rất dễ tử vong nên người bệnh cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Hạ đường huyết: việc dùng quá liều thuốc hạ đường huyết, ăn uống kiêng khem quá mức tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu khiến cho người bệnh đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực. 

Các bệnh về tim mạch: đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong.

Suy thận: bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận, khiến cho thận hoạt động kém hiệu quả, lâu dần dẫn đến suy thận.

Tổn thương hệ thần kinh: người bệnh cảm thấy chân tay bị tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, teo cơ, đau, thiểu dưỡng và loét do thiếu dinh dưỡng,..

Giảm thị lực hoặc mù lòa do lượng glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao.

Nguy cơ nhiễm trùng: do lượng đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể vì vậy người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền…

Bệnh tiểu đường là loại bệnh mãn tính vì thế người bệnh thường phải sống chung với căn bệnh này suốt đời. Vì thế người bệnh tiểu đường phải dùng thuốc lâu dài, điều này rất tốn kém tiền bạc và chưa kể việc uống thuốc còn gây ra tác dụng phụ tới các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. 

Vì sao khổ qua rừng có thể trị tiểu đường?

Bệnh tiểu đường có rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng nếu người bệnh biết cách duy trì tình trạng đường huyết ổn định, có lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý thì sức khỏe sẽ được cải thiện và giảm bớt tình trạng của bệnh.

May mắn cho chúng ta là y học hiện đại và y học cổ truyền đã tìm ra khổ qua (hay mướp đắng) có nhiều hợp chất tốt cho người bệnh tiểu đường, loại dược liệu này có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh. Điều này đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu khoa học từ những năm 1962, 1981 và nhiều nghiên cứu khác trên toàn thế giới. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thành công trên thỏ bị tiểu đường và kết luận trong khổ qua có tác dụng trị bệnh tiểu đường nhờ:

Khổ qua rừng (hay mướp đắng rừng) chứa các chất có tác dụng như insulin, nên nếu thường xuyên ăn khổ qua rừng, insulin trong cơ thể sẽ được kích thích tăng tiết nhiều hơn. Việc thiếu hụt hoặc rối loạn insulin chính là kẻ thù hàng đầu gây tiểu đường vì khi cơ thể thiếu insulin này, lượng đường trong máu không thể được chuyển hóa đến các tế bào, mà chúng sẽ đi vào đường máu và thải ra ngoài qua hệ bài tiết. Bệnh tiểu đường bắt nguồn từ nguyên nhân này vì thế khổ qua rừng (hay mướp đắng rừng) không thể thiếu cho người bệnh.

Cách dùng khổ qua rừng trị tiểu đường

Để dùng khổ qua rừng trị tiểu đường, người bệnh có thể dùng nguyên trái khổ qua để chế biến thành bột, nước ép, nấu món ăn, hay phơi sấy khô thành trà.

Lá và đọt khổ qua rừng non dùng có thể dùng làm rau luộc, xào, làm rau nấu canh, tác dụng giải nhiệt rất tốt. Canh từ lá và đọt khổ qua rừng có thể nấu chay, canh mặn nấu với xương, cá và thịt bằm vò viên ăn rất hấp dẫn.

Quả khổ qua rừng xanh, bỏ ruột, xắt mỏng làm món rau xào riêng hoặc hỗn hợp với nhiều loại rau quả khác, đặc biệt là món khổ qua xắt mỏng xào trứng. Quả khổ qua rừng xanh bổ dọc và cắt khúc để nấu canh với thịt.

Để an toàn, bạn chỉ nên dùng trong khoảng từ 60-85g khổ qua tươi hoặc từ 50-100 ml nước ép hay chỉ một trái khổ qua nhỏ mỗi ngày.

Đặc biệt cần chú ý: sử dụng khổ qua rừng sạch, không có chất bảo quản thực vật hay thuốc trừ sâu. Chìa khóa khi sử dụng dược liệu chữa bệnh là chọn nguồn nguyên liệu sạch, đầy đủ dinh dưỡng và dùng đúng cách. Để yên tâm hơn, bạn có thể tìm đến sản phẩm Cao Mướp Đắng Rừng của Dona Pharm để giảm các triệu chứng về bệnh tiểu đường.