Đặc điểm của cây và quả khổ qua rừng
Khổ qua rừng (hay mướp đắng rừng) có tên khoa học là Momordica charantia, thuộc họ bầu bí, quả ăn được. Đây là loại cây dạng dây leo, mọc hoang ở khắp nơi, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam khổ qua mọc hoang hay được trồng ở khắp nơi, nhưng nhiều nhất là ở miền Nam.
Cây khổ qua rừng là 1 loại cây dây leo thân thảo sống từ 5 đến 6 tháng, có thể bò dài từ 2 đến 3 mét. Lá cây dài từ 5 đến 10 centimet, rộng từ 4 đến 8 centimet, mọc so le nhau, mép có khía dạng răng cưa hình trứng, thường được người dân hái về dùng làm rau ăn hàng ngày. Hoa có màu vàng, hoa đực và hoa cái hay mọc tách riêng ở nách lá. Quả khổ qua rừng (hay quả mướp đắng rừng) dài từ 8 đến 10 centimet, hình thoi, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả khi chín có màu vàng hồng, chưa chính thì có màu vàng xanh.
Nhìn chung, cây khổ qua rừng có hình dáng khá giống cây khổ qua thường, nhưng thân, lá và quả nhỏ hơn, vị đắng hơn.
Các nghiên cứu khoa học về công dụng trị tiểu đường của khổ qua rừng
Tạp chí “Hóa học và Sinh học” (xuất bản tháng 3 – 2008) cho biết khổ qua rừng có khả năng tăng quá trình hấp thu glucose của tế bào, đồng thời cải thiện sự dung nạp glucose. Glucose là một loại đường có trong thực phẩm mà cơ thể sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng. Đối với người bệnh tiểu đường, tuyến tụy không sản xuất insulin như bình thường, gây ra tình trạng không xử lý và điều chỉnh lượng glucose trong cơ thể.
Tạp chí nước ngoài Journal of Ethnopharmacology cho biết: khi dùng khoảng 2000mg khổ qua rừng hằng ngày có khả năng làm giảm đáng kể lượng huyết áp cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Năm 1981: Hai nhà nghiên cứu Visarata và Ungsurungsie thực hiện thí nghiệm trên thỏ bị tiểu đường bằng cách cho chiết xuất khổ qua vào, kết quả cũng cho thấy chất dịch tiết ra từ khổ qua cũng làm sản sinh chất insulin chống lại bệnh tiểu đường.
Năm 2007: bộ y tế Philippines cho biết hằng ngày nếu dùng 100mg chất charantin nằm trong khổ qua cũng bằng 2.5mg thuốc tiểu đường glibenclamide uống 2 lần/ngày.
Ngoài ra, theo nghiên cứu ở Trung Quốc, Australia và Đức cũng cho biết khổ qua rừng có chứa 4 hợp chất làm kích hoạt enzyme vận chuyển glucose có từ máu vào các tế bào, nhờ các hợp chất này mà bệnh tiểu đường được kiểm soát.
Công dụng chữa bệnh của trái khổ qua rừng
Toàn bộ cây khổ qua rừng gồm lá, dây và quả đều được dùng để làm thuốc.
Khổ qua là vị thuốc thảo dược có tính hàn, vị đắng, không độc, giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm, nhuận trường, ổn định lượng huyết trong máu, rất tốt cho cơ thể và người bị tiểu đường. Các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể xảy ra như đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, mỡ máu cao, thị lực giảm,... Khi người bệnh dùng loại quả này, các biến chứng này sẽ được thuyên giảm theo bởi vì trong khổ qua rừng có các khoáng chất tốt cho cơ thể, giúp phòng tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường như kali giúp cải thiện huyết áp, carotene thì mắt sáng hơn, vitamin C giúp tăng sức đề kháng,…
Khổ qua rừng có tác dụng giảm cao huyết áp, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, chống viêm đường tiết niệu nhờ thành phần charantin làm ổn định huyết áp.
Khổ qua giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư: với vitamin C và các protein hàm lượng cao, dây khổ qua rừng giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể để kháng lại sự tấn công của các tế bào ung thư, ngăn ngừa và phòng hiệu quả các loại bệnh ung thư. Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng của các đại thực bào.
Nhờ công dụng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, khổ qua rừng có tác dụng mát gan giải độc, hạ men gan, trị mụn rất hiệu quả. Nấu thân cây hay quả chung với nước tắm sẽ giúp trẻ chữa được bệnh rôm sảy.
Ngoài ra, sử dụng khổ qua rừng hằng ngày giúp ngăn ngừa các căn bệnh đau nhức xương khớp, có giấc ngủ sâu và ngon. Bạn sẽ có tinh thần luôn minh mẫn, sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh linh hoạt dẻo dai, tràn đầy sức sống.
Cao mướp đắng rừng Dona Pharm - giải pháp tiện lợi cho bạn