Khổ qua rừng (hay mướp đắng rừng) là loại cây mọc hoang dại tự nhiên khắp các vùng rừng núi ở nước ta. Trước kia để ăn khổ qua rừng thì người ta phải vào rừng sâu tìm kiếm, hái về. Cho nên nhiều người “ghiền” khổ qua rừng nên đã tìm cách nhân giống và trồng ở vườn nhà. Bởi vậy, việc tìm khổ qua rừng để chế biến các món ăn không phải là chuyện quá khó, trong đó có lá khổ qua rừng.

Lợi ích sử dụng lá khổ qua rừng cho sức khỏe

Nước sắc được nấu từ thân hoặc lá khổ qua rừng có thể ngăn ngừa quá trình lão hóa của tế bào, hơn nữa nó còn có tác dụng như insulin giúp người bị bệnh tiểu đường ổn định đường huyết. Lá khổ qua rừng có chứa nhiều chất giúp tác động lên đường glucose và insulin; giúp kích thích cơ thể tăng tiết insulin, làm cải thiện sự hấp thu glucose của những tế bào trong cơ thể và cản trở gan tiết glucose, nhờ đó giảm lượng đường trong máu, dùng lá khổ qua rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

Trong lá khổ qua rừng cũng có nhiều lectin có chức năng giống insulin có công dụng giảm nồng độ đường có trong máu bằng phương pháp tác động lên các mô ngoại vi giống như tác dụng của insulin trong não làm ức chế sự thèm ăn. Vì thế lá khổ qua rừng còn có tác dụng hạ đường huyết sau các bữa ăn. Cho nên một số người sử dụng lá khổ qua rừng để hạ huyết áp hoặc dùng để giảm cân.

Lá khổ qua rừng (hay mướp đắng rừng) còn có thể giảm các bệnh như cao huyết áp, bệnh gút, thừa cân, mỡ máu, men gan cao, phòng chống ung thư,…

Vì sao lá khổ qua rừng tốt cho sức khỏe và món canh ngon từ nó?

Nấu canh ngon từ lá khổ qua rừng

Nhiều người thích ăn canh lá khổ qua rừng, nhưng vì sợ đắng nên thường đem lá bóp với muối và rửa sạch trước khi nấu. Thế nhưng với những người sành ăn lại thích vị nguyên bản vì như thế lá khổ qua mới giữ được vị đắng đậm đà, khó quên.

Lá của khổ qua rừng được chế biến nhiều món ăn ngon và bổ mát như: xào, luộc, ăn sống... Đặc sắc nhất là dùng nấu canh với thịt ba chỉ băm nhỏ. Để có được nồi canh ngon, người chế biến phải chọn hái lá non và đọt non, nơi cô đọng những thứ tinh túy nhất của đất trời, nấu canh ăn rất thanh đậm từ nơi đầu lưỡi đến cổ họng.

Sau khi bạn hái lá về rửa sạch, dùng dao xắt nhỏ như rau nêm chờ chế biến. Tôm, thịt ba chỉ mua về rửa sạch, thái mỏng, băm nhỏ, nếu là thịt xay càng tốt. Bắc nồi lên bếp phi dầu ăn, cho thịt đã băm vào nồi luộc chín, cho nước vào nồi thịt tao vừa khẩu phần ăn, nêm nếm gia vị. Do lá khổ qua rừng rất mỏng và xắt nhỏ nên chín rất nhanh, nên khi nồi nước sôi vài dạo, bạn hãy cho lá khổ qua vào, nước bắt đầu sôi lại, nhấc ngay xuống bếp. 

Thưởng thức món canh khổ qua rừng “đúng bài” nhất là lúc nồi canh còn âm ấm, chỉ cần húp một chén canh như thế, người toát mồ hôi sảng khoái như vừa mới được xông hơi.

Vì sao lá khổ qua rừng tốt cho sức khỏe và món canh ngon từ nó?

Các lưu ý khi sử dụng lá khổ qua rừng

Ngoài câu hỏi lá khổ qua rừng có tác dụng gì? Bạn cũng nên quan tâm đến những lưu ý khi sử dụng sản phẩm, để mang lại kết quả tốt nhất.

  • Chọn mua các sản phẩm lá khổ qua rừng có nguồn gốc rõ ràng. Tránh trường hợp mua phải các sản phẩm chứa hóa chất không tốt cho cơ thể.

  • Sử dụng lá khổ qua rừng đúng cách và kiên trì, không ngắt quãng để có hiệu quả tốt nhất.

  • Trong quá trình sử dụng lá khổ qua rừng nên kết hợp với chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh đẻ có hiệu quả tốt nhất.

  • Tránh sử dụng với một số đối tượng để tránh gây ra tác dụng phụ. Như phụ nữ đang mang thai, người huyết áp thấp, người bị bệnh gan, thận, trẻ em dưới 2 tuổi,…

Đặc biệt cần chú ý: sử dụng lá khổ qua rừng sạch, không có chất bảo quản thực vật hay thuốc trừ sâu. Chìa khóa khi sử dụng dược liệu chữa bệnh là chọn nguồn nguyên liệu sạch, đầy đủ dinh dưỡng và dùng đúng cách. Để yên tâm hơn, bạn có thể tìm đến sản phẩm Cao Mướp Đắng Rừng của Dona Pharm  để giảm các triệu chứng về bệnh tiểu đường.