Chênh lệch cung- cầu từ sự hạn chế dược liệu đầu vào
Có thể thấy nhu cầu sử dụng, mua bán dược liệu, bao gồm cả thực phẩm chức năng trong việc tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị và phục hồi sau bệnh tật đã, đang và sẽ ngày càng có xu hướng tăng mạnh.
Việc chuyển hướng sử dụng từ thuốc Tây y sang các sản phẩm đông nam dược khiến cho cán cân cung cầu trên cả nước có sự biến động mạnh mẽ. Dù vậy, nhìn nhận một cách tổng quan về thị trường thì khả năng khai thác triệt để các tiềm năng và lợi thế về nguồn tài nguyên dược liệu vẫn còn rất hạn chế.
Khi nhu cầu tăng cao nhưng nguồn cung không đủ để đáp ứng mà yếu tố xuất phát điểm lại từ nguồn nhập đầu vào dược liệu vô hình trung khiến cho nhiều đơn vị, cá nhân làm ăn bất chính có cơ hội tuồn vào các nguồn dược liệu thiếu chất lượng. Đây sẽ là một điểm trừ cực kỳ lớn, tạo ra không ít hệ lụy cho thị trường nói chung và sự phát triển ổn định của từng công ty dược nói riêng nếu không có đủ biện pháp để can thiệp và điều chỉnh.
Vậy, cần phải làm gì, làm như thế nào để điều chỉnh được sự chênh lệch rõ nét về cung- cầu của mảng dược liệu nhằm đem đến sự bình ổn, an toàn và hiệu quả cho các hoạt động mua bán dược liệu, sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng đông nam dược một cách tốt nhất?
Bảo tồn nguồn dược liệu như thế nào
Điều đầu tiên cần nhấn mạnh và khẳng định thẳng thắn trong công cuộc điều chỉnh thị trường chính là việc bảo tồn nguồn dược liệu một cách hiệu quả, mang tính quy hoạch thận trọng, chính xác. Đồng thời, đây là hoạt động mang tính dài hạn và phải có sự chung tay theo chiều dọc các cấp ban ngành cho đến hộ kinh doanh cá thể, cũng như sự tương tác và vận động chiều ngang giữa các đơn vị cùng chung nhóm ngành hoạt động, trong đó có các công ty như Đông Nam Dược Gia Lai.
- Trước hết, cần có chính sách đảm bảo các hoạt động quy hoạch tổng thể sẽ nhận được sự định hướng, hỗ trợ từ các cấp ban ngành địa phương có liên quan.
- Cân nhắc ứng dụng và kết hợp Khoa học Công nghệ vào các hoạt động tương tác, hỗ trợ nhằm đánh giá chính xác từng loại tài nguyên dược liệu, từ đó vạch ra biện pháp bảo tồn và phát triển hiệu quả.
- Cần mạnh dạn đầu tư cho các công tác nghiên cứu, khai thác, ứng dụng và phát triển các tiềm năng dược liệu sao cho có thể khai thác tối đa tiềm năng thực tế, không được bỏ lỡ giá trị của bất kỳ giống cây dược liệu nào.
- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng nhằm phát triển và bảo tồn các nguồn gen quý, đặc biệt là những giống cây dược liệu có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Cần phải cân đối giữa yếu tố khai thác và tái sinh để không làm cạn kiệt nguồn gen dược liệu giá trị, nhất là những giống cây quý hiếm.
Có thể nói hoạt động bảo tồn nếu được thực hiện song song với quá trình phát triển sẽ đồng thời nâng cao giá trị của các sản phẩm đông nam dược, đồng thời hình thành nền tảng để bảo tồn và phát triển hơn nữa trong tương lai đối với các giống cây trồng dược liệu nói riêng và thị trường dược phẩm, thực phẩm chức năng đông nam dược nói chung.