Yếu tố quy hoạch thường nắm giữ vị trí trọng tâm của rất nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Đối với thị trường Đông Nam Dược, điều này cũng đang ngày càng chứng minh được thực tế phát triển thông qua các chính sách quy hoạch hiệu quả.

Vấn đề thách thức trong quy hoạch

Trên thực tế, mặc dù đã xác định được dược liệu là hướng đi tập trung, là một trong số những ngành nghề chủ đạo nhưng để thực sự phát triển thị trường ngành theo đúng định hướng lại là một bài toán hoàn toàn khác. Chính sự phân tích và nhận ra được các yếu tố tồn đọng hiện đang trở thành nguyên nhân gây cản trở sự phát triển chung của toàn ngành, việc tìm ra bài toán giải quyết triệt để sẽ thuận lợi hơn, mở ra hướng đi mới hoặc giải pháp mới đưa yếu tố phát triển thoát ra khỏi vùng trũng hiện tại.

Đơn cử một số tỉnh thành Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai đã liên tục đặt mục tiêu phát triển dược liệu cho đến 2020 là phải bảo tồn, nhân giống các loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu với giá trị kinh tế cao, cũng như thuận tiện trong trồng trọt, chăm sóc, nhằm tạo điều kiện gia tăng năng suất và sản lượng cho người nông dân.

Bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ triệt để của các cấp ban ngành có liên quan. Hàng loạt các đề án, nghị quyết được đưa ra trên tinh thần giữ vững yếu tố bảo tồn, khai thác tự nhiên; nuôi trồng tập trung với các chủng dược liệu có giá trị kinh tế và tiêu thụ cao; hình thành cơ sở sản xuất giống hiện đại,.....

Trong số đó, nổi lên tại thị trường Gia Lai chính là định hướng nâng tổng diện tích vùng nuôi trồng dược liệu lên đến quy mô 4.200- 4.500 ha với sự góp mặt của nhiều thương hiệu sản xuất, kinh doanh Đông Nam Dược lớn như công ty Cổ phần Đông Nam Dược Gia Lai là một điển hình.

Tuy xác định được hướng đi và đích đến cần thiết nhưng yếu tố quy hoạch hạ tầng kinh tế xã hội chung và thị trường dược liệu nói riêng vẫn còn không ít trở ngại, bao gồm cả quá trình chuyển đổi cây trồng và tác động đến tâm lý của người dân địa phương. Điều này tạo nên thách thức không hề nhỏ.

Bứt phá nhờ quy hoạch và gắn kết

Có thể nói việc xây dựng nên những chiến lược cho từng giai đoạn cũng như dài hạn trong việc xây dựng các vùng dược liệu tập trung của từng địa bàn tỉnh thành là rất cần thiết. Tại sao vậy?

Chính vì các đặc điểm đặc thù của từng khu vực địa lý, từng đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu khiến cho khả năng tạo ra các lợi thế đặc thù của từng vùng không hề tương đồng, gây khó khăn cho công tác gắn kết và hình thành nên chuỗi liên kết tập trung. Lúc này, các chính sách quy hoạch thông minh và hợp lý sẽ chiếm vị trí cốt lõi, trọng tâm.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa các vùng dược liệu đều đồng thời phát triển theo một cách thức như nhau. Thực tế cho thấy việc nhận ra điểm thuận lợi của từng thị trường và đưa sản phẩm, dịch vụ phát triển theo đúng các yếu tố lợi thế đó mới tạo ra nền tảng tốt nhất.

Nói một cách dễ hiểu, tùy theo đặc điểm từng vùng và điều kiện phát triển cụ thể để đẩy mạnh tập trung vào phát triển trong mảng nào. Đó không nhất thiết chỉ là yếu tố trồng trọt và cung ứng đầu vào dược liệu cho các đơn vị sản xuất. Trong quá trình này còn đòi hỏi việc tập trung phát triển nguồn nhân lực, khai thác quỹ đất thông minh và giới hạn, tác động thị trường hiệu quả, cân đối trong xây dựng và mở rộng quy mô nhà máy, xây dựng biện pháp chế tài tương ứng,....

Chung quy lại, việc đưa ra càng nhiều chính sách và kế hoạch cũng tựu chung tạo nên cơ sở quy hoạch và gắn kết thuận lợi, hiệu quả, để từ đó từng công ty đơn lẻ như Đông Nam Dược Giá Lai nói riêng và thị trường dược liệu nói chung có thêm cơ hội để đáp ứng cán cân cung- cầu thực tế về cây trồng dược liệu.

Như vậy, việc cần làm vẫn là xây dựng được vùng quy hoạch ổn định, áp dụng KH-CN và nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhằm biến tài nguyên thành tiềm năng, liên kết được doanh nghiệp và nhà nông, xây dựng chính sách ưu đãi trong tài chính, thủ tục thuê-cho thuê thuận tiện, hỗ trợ thuế phí, bao tiêu,..... giúp tạo thêm sự an tâm cho bà con nông dân; từ đó hình thành cơ sở phát triển cho các công ty và thị trường chung dược liệu các khu vực.