Nhìn nhận từ thực tế, có thể thấy tình hình phát triển lĩnh vực dược liệu của khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ cho đến thời điểm hiện tại đang là vấn đề được rất nhiều đơn vị ban ngành quan tâm.

Tiềm năng dược liệu rộng lớn

Không riêng khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mà có thể nói sự đa dạng dược liệu đã và đang là một lợi thế lớn của cả nước. Theo nhiều kế hoạch quy hoạch tổng thể nhằm phát triển dược liệu Việt Nam trong tương lai thì khu vực này sẽ trở thành vùng dược liệu trọng điểm.

Chính vì điều đó, rất nhiều kế hoạch từ tổng thể đến chi tiết, bao gồm việc đánh giá các tiềm năng và lợi thế của địa phương trong từng yếu tố quy hoạch, lộ trình phát triển,.... cho đến các yếu tố nâng cao ưu thế vùng, nhấn mạnh các điểm thuận lợi đều được các cấp ban ngành địa phương dành nhiều sự quan tâm triển khai.

Có thể thấy, khu vực này khá thuận lợi về quỹ đất. Diện tích lớn, địa hình đa dạng cùng thổ nhưỡng thuận lợi với đủ các dạng cao nguyên, núi thấp, núi cao, đồng bằng ven biển hay thung lũng,.... Cùng với đó, điều kiện khí hậu khác biệt với hai mùa rõ rệt giúp tạo nên nền nhiệt- ẩm thực sự phù hợp với đặc trưng phát triển của nhiều loại cây dược liệu khác nhau.

Sự phong phú chủng loại với nhiều tác dụng dược lý khác nhau vốn dĩ đã hình thành nên những hệ sinh thái cây trồng dược liệu rộng khắp với nhiều hiệu quả điều trị bệnh tật và hỗ trợ sức khỏe khác nhau. Đây là một ưu thế lớn nói chung của ngành dược Việt Nam cũng như là một giá trị thuận lợi của mảng dược liệu nói riêng trong suốt thời gian qua. Nắm rõ đặc điểm này, việc kết hợp với các công tác nghiên cứu khoa học nhằm ứng dụng công nghệ thông minh vào các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ càng khiến cho dược liệu có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa trong thời gian đến.

Khoa học- công nghệ và nền tảng đẩy mạnh sản xuất dược liệu

Như đã phân tích, bên cạnh thế mạnh về tài nguyên dược liệu, điều kiện thuận lợi của yếu tố địa lý, bao gồm thổ nhưỡng, khí hậu,.... thì việc áp dụng các chính sách, biện pháp về khoa học công nghệ góp phần không hề nhỏ trong việc tạo nên sự tăng trưởng vùng dược liệu Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong tương lai. Có thể xem việc nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng KH&CN là nền tảng tối ưu để đẩy mạnh các hoạt động sản xuất dược liệu với quy mô lớn và ổn định.

Theo khảo sát từ thực tế thì nhiều kế hoạch triển khai ngày càng được nhân rộng như chính sách nghiên cứu xây dựng quy trình chuẩn trồng sa nhân, đông trùng hạ thảo,.....  nghiên cứu trồng đảng sâm, xuyên khung,..... thử nghiệm trồng sachi, hà thủ ô đỏ,.....tại Đăk Lăk hay hoạt động nghiên cứu sơ chế và bảo quản dược liệu, bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liẹue thuần chủng, hoàn thiện các quy trình tích hợp công nghệ để tách chiết, sản xuất các tinh dầu đặc biệt,.....

Có thể thấy rằng việc phát triển dược liệu nếu được đặt song song với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo ra sản lượng lớn dược liệu chất lượng với hàm lượng dược tính cao, hiệu quả hơn nữa trong công tác phòng chống và khắc phục bệnh tật cho nhiều nhóm bệnh khác nhau.

Qua đó, việc tập trung đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động ứng dụng KH-CN vào phát triển vùng dược liệu trọng điểm có thể xem như một trong số ưu tiên hàng đầu để đưa lĩnh vực dược liệu khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gặt hái thêm một bước tiến mới trong tương lai.