Rẽ hướng dược liệu- canh bạc hay sự lựa chọn khôn ngoan
Theo phân tích, đánh giá từ nhiều cuộc tọa đàm và hội thảo chuyên sâu thì phát triển dược liệu Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại cần mạnh dạn hơn nữa trong việc đổi mới hình thức chuyên canh, xây dựng các chuỗi giá trị từ cộng đồng, kết nối sản xuất dược liệu với các hoạt động du lịch,....
Nói một cách chi tiết, việc đẩy mạnh thị trường cung ứng, sản xuất các sản phẩm dược liệu cần phải có sự tương tác và hỗ trợ trực tiếp cũng như gián tiếp từ nhiều lĩnh vực khác nhau, dựa trên nền tảng văn hóa thảo dược đã và đang hình thành, từ đó nhân rộng các mô hình vùng trồng trọt, chế biến, sản xuất mang tính cộng đồng, tạo nên các vườn thảo dược trải nghiệm và nghỉ dưỡng hợp lý.
Với việc hình thành được một chuỗi các giá trị kết hợp, quyết định chuyển hướng sang dược liệu đồng thời mang đến tiềm năng kinh tế lớn bên cạnh không ít rủi ro nếu các đơn vị cá nhân, tổ chức không vạch ra được một định hướng cụ thể và nhất quán cho quá trình phát triển.
Ngoài ra, việc rẽ hướng sang lĩnh vực này còn đòi hỏi sự thông hiểu tối thiểu của người làm kinh doanh bởi đây là một lĩnh vực không phải bất kỳ ai cũng có thể làm nhanh, làm tốt và làm mạnh. Ngược lại, các yếu tố nghiệp vụ kỹ thuật có liên quan bên cạnh sự đam mê và mức độ nhạy bén cần có để nhận ra nhu cầu thực tế của đầu vào dược liệu cho các đơn vị sản xuất sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của từng đơn vị hecta dược liệu được đầu tư.
Bám sát vào dược liệu hữu cơ
Trong những năm gần đây, các sản phẩm hữu cơ thường được rất nhiều người ưu ái lựa chọn và sử dụng. Lĩnh vực dược liệu cũng không ngoại lệ.
Chính những tác dụng dược lý của nhóm dược liệu hữu cơ khiến cho niềm tin của người dân trong việc sử dụng các sản phẩm này ngày càng được nhân rộng. Ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, việc tập trung vào các giống dược liệu hữu cơ trở thành một trong những chuyển hướng đột phá với tiềm năng phát triển cao.
Thực tế cho thấy, các mô hình trồng dược liệu ngày càng được đổi mới hơn với việc áp dụng những kỹ thuật thâm canh mới mẻ và phù hợp với từng giống cây, từng điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của mỗi địa phương.
Thông qua các biện pháp tác động đến giống thuần chủng, cơ giới hóa từng khâu sản xuất, chế biến và đưa sản phẩm dược liệu chính thức ra thị trường thương mại theo hướng liên kết các chuỗi giá trị, nhìn chung thu nhập của người dân đã cải thiện đáng kể song song với tỷ lệ nguồn thu kinh tế chênh lệch cũng được ghi nhận rõ nét.
Mặc dù hướng đi đúng và cách thức vận hành cũng được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá là khả quan với nhiều tiềm năng tăng trưởng hơn nữa nhưng con số thực tế sản lượng đầu ra vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đầu vào cho các công ty, xí nghiệp. Lúc này, bài toán đặt ra là phải làm sao để phát triển hơn nữa giá trị cơ sở hạ tầng các vùng chuyên canh, khai thác quỹ đất hợp lý để phục vụ và vận hành hoạt động trồng trọt dược liệu, liên kết được người trồng dược liệu với các đơn vị đầu vào và cả các cấp ban ngành có liên quan để hình thành nên những chính sách tối ưu hóa thị trường, nhằm đảm bảo sản lượng và các giá trị kinh tế.
Như vậy, nếu nói rằng dược liệu hữu cơ là hướng rẽ tăng trưởng kinh tế hoàn hảo thì cũng không quá. Tuy nhiên, rẽ hướng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất lại là một điều phải suy nghĩ và vạch ra đường biện pháp tốt nhất.