Việc phát triển thị trường dược liệu Việt Nam cho đến thời điểm này vẫn là mối quan tâm chung của không ít tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và hiệu quả thì yếu tố kết nối phải là một trong những trọng tâm cốt lõi nên được đặt lên hàng đầu.

Nhân tố lợi thế của dược liệu Việt Nam

Không ít các báo cáo khoa học cũng như các thống kê chuyên ngành đã chỉ ra sự đa dạng và phong phú của lĩnh vực dược liệu Việt Nam trong suốt thời gian qua cũng như ở thời điểm hiện tại. Theo đó, nhắc đến tập hợp cây giống dược liệu Việt Nam có hiệu quả tích cực trong điều trị và hỗ trợ điều trị thì có đến hơn 5000 loài thực vật có thể sơ chế biến và sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ sức khỏe. Ngoài ra, tiềm năng khai thác và phát triển trồng trọt đại trà với quy mô lớn nhằm cung ứng cho nhu cầu xuất khẩu và sử dụng trong nước lên đến 200 loài có giá trị dược tính cao.

Dựa trên nhiều kết quả điều tra độc lập, nguồn dược liệu quý hiếm tại Việt Nam với nhiều giá trị đặc hữu như sâm ngọc linh, châu thụ, ngân đằng, ba kích,.... cũng là một trong những thế mạnh mà không phải thị trường nào cũng may mắn sở hữu.

Một lợi thế khác không thể không đề cập khi nhắc đến những mặt tích cực của thị trường dược liệu Việt Nam cho đến hiện tại cũng như trong tương lai chính là truyền thống y học Đông Nam dược. Bằng hàng trăm kinh nghiệm và kiến thức y khoa cổ truyền dân tộc, việc tạo nên một chuỗi công thức kết hợp hoàn hảo để điều trị bệnh tật và nâng cao sức khỏe của nhóm dược liệu đã trở thành một trong những sự lựa chọn tối ưu của rất nhiều khách hàng khác nhau.

Hành trình kết nối dược liệu Việt Nam

Có thể thấy rằng việc chuyển đổi nhu cầu sử dụng thuốc và các thực phẩm chức năng từ Tây y sang Đông y đã và đang ngày càng nhiều. Các sản phẩm từ thảo dược đã ngày càng chiếm được nhiều cảm tình của người dùng và được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn khi nảy sinh các vấn đề về sức khỏe.

Riêng tại Việt Nam, mức độ tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm được sản xuất từ dược liệu thực sự rất lớn. Thực tế cho thấy các cơ sở khám chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền ngày càng mọc lên nhiều hơn cũng như dần hoàn thiện hơn nữa về công tác nghiên cứu, ứng dụng và điều trị.

Chính vì nhu cầu ngày càng lớn trong việc đáp ứng tỷ lệ chuyển đổi thói quen và hành vi khám chữa bệnh của người dân sang đông y khiến cho việc hinh thành nên nguồn cầu về dược liệu trở thành điểm tất yếu trên thị trường.

Trước tình hình đó, để có thể vạch ra được một kế hoạch cụ thể và thực sự bài bản, chi tiết để đưa thị trường dược liệu Việt Nam tăng trưởng hơn nữa trong thời gian đến thì đòi hỏi phải có sự kết hợp từ nhiều phía.

Không chỉ là các chính sách hỗ trợ, động viên và kích cầu của các cơ sở ban ngành chính quyền mà về phía các công ty, doanh nghiệp kinh doanh dược liệu phải cùng bắt tay để tạo nên một tổng thể chung các lợi thế kết nối. Từ đó, hình thành một tập hợp điều kiện thuận lợi cho việc nhân rộng quy mô trồng trọt và cung ứng dược liệu đạt chuẩn chất lượng trên cả nước.