Nói đến thị trường mua bán dược liệu Việt Nam trong những năm gần đây thì việc nhận ra những tiềm năng vàng để phát triển là rất dễ dàng. Tuy nhiên, nói vậy không đồng nghĩa với việc thị trường này hoàn toàn không vấp phải những khó khăn nhất định. Vậy, đâu là yếu tố cân đối, tạo nên niềm tin để tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trên toàn ngành?

Thị trường nội địa giàu tiềm năng

Có thể nói Việt Nam là một đất nước nhận được khá nhiều thuận lợi trong trồng trọt, canh tác dược liệu bởi sự ưu ái từ tự nhiên.

Theo thống kê từ viện Dược liệu quốc gia thì nước ta ghi nhận sự có mặt của hơn 5000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, 75 loại khoáng vật có thể khai thác và điều chế thành thuốc hỗ trợ sức khỏe cũng như có tác dụng điều trị một số nhóm bệnh.

Không chỉ vậy, nhiều loại trong số đó còn được xếp vào nhóm quý hiếm có giá trị cao, được sử dụng như một phương pháp hữu hiệu ức chế sự phát triển tế bào xấu, thúc đẩy sản sinh năng lượng và hình thành thêm nhiều tế bào tốt.

Với đặc trưng khí hậu, thổ nhưỡng hiện tại, nhiều vùng đất trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam sở hữu điều kiện thuận lợi để canh tác và chăm bón các giống cây trồng dược liệu khác nhau. Từ đó, công tác duy trì mạng lưới bảo tồn nguồn gen của các loại cây dược liệu diễn ra khá thuận lợi.

Các giá trị dược tính của nhiều giống cây dược liệu trải qua các hoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi phương thức xen canh, ươm giống, bón phân,..... luôn được giữ trọn, thậm chí ngày càng tăng lên trong hiệu quả hỗ trợ sức khỏe.

Ngoài ra, nhìn vào thực tế thị trường khám chữa bệnh hiện tại trên khắp đất nước, có thể thấy rằng việc chuyển đổi nhu cầu và dành nhiều ưu ái cho các sản phẩm dược liệu đông nam dược đang ngày càng rõ nét.

Đột phá và thách thức

Thực tế cho thấy, để có thể tạo nên tính đột phá thì việc đối diện và vượt qua thách thức là một tất yếu của toàn ngành dược liệu nói chung. Trong đó, yếu tố sản xuất, chế biến và đưa các sản phẩm đông nam dược ra thị trường một cách phổ biến vẫn chưa thật sự hiệu quả.

Chính việc khai thác dược liệu còn thiếu kế hoạch chi tiết, cụ thể, chưa thực sự gắn liền với các hoạt động bảo tồn nguồn giống dược liệu thuần chủng khiến cho những dòng sản phẩm dược liệu cổ truyền thêm phần khó khăn trong việc phát triển, ra mắt và tồn tại lâu dài.

Một thách thức nữa đối với toàn ngành chính là các hoạt động nghiên cứu khoa học về dược liệu còn khá hạn chế. Những chính sách thu hút trồng trọt, cung ứng và chế biến dược liệu chưa được quan tâm hỗ trợ đúng mức từ các cấp ban ngành liên quan. Từ đó, việc tương tác và tạo hiệu ứng kỹ thuật canh tác, quản lý chất lượng trong sản xuất vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn nhất định.

Chính vì vậy, công ty cổ phần Đông Nam Dược Gia Lai nói riêng và toàn ngành dược liệu nói chung cần bắt tay vào thực hiện đồng bộ, nhất quán và triệt để các giải pháp khoa học mới, nhằm hoạch định hiệu quả, tổ chức chính xác và thực hiện bài bản các quá trình bảo tồn, phát triển, nhân rộng quy mô trồng và sản xuất dược liệu.

Việc tăng cường công tác khuyến nông, chuyển đổi linh hoạt biện pháp khai thác, khuyến khích áp dụng kỹ thuật cao, đồng thời tạo mối liên kết trực tiếp giữa nông dân và doanh nghiệp,.... sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn ngành trong thời gian đến.

Không quá khó khăn nhưng cũng không hề dễ dàng. Đó là hướng đi mà ngành dược liệu nói chung phải đối diện và tìm cách thay đổi để gặt hái thêm nữa những thành quả trên bước đường phát triển trong tương lai.