Nói đến việc phát triển thị trường chung dược liệu Việt Nam thì yếu tố định hướng phải được xây dựng một cách triệt để. Đông Nam Dược Gia Lai cho rằng không chỉ định hướng của xã hội hay các cấp ban ngành mà phải hình thành được tầm nhìn của từng cơ sở kinh doanh, sản xuất và cung ứng dược liệu theo lộ trình lâu dài.

Xác định vai trò dược liệu

Đầu tiên, để có thể phát triển thị trường dược liệu một cách hiệu quả, bao gồm mọi yếu tố trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và cung ứng thì việc xác định đúng vai trò của dược liệu trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường hiện nay là cực kỳ quan trọng.

Không chỉ trên phạm vi quốc gia mà ở từng địa phương, từng ngành và lĩnh vực có liên quan như y tế đều phải cùng xây dựng được sự thống nhất trong công tác đánh giá và nhìn nhận tầm quan trọng của dược liệu. Qua đó, dược liệu cần được xem như một chiến lược phát triển quan trọng, mang tính đột phá của ngành y tế cả nước.

Gắn liền với nhu cầu thị trường

Để phát triển ngành dược liệu một cách hiệu quả thì cần xây dựng được mức độ đáp ứng nhu cầu thực tế trong nước, thậm chí là xuất khẩu đối với các sản phẩm dược liệu đầu vào và các sản phẩm đông nam dược, thực phẩm chức năng, thuốc đặc trị,.... 

Để làm được điều này, yếu tố hỗ trợ từ các cấp ban ngành Nhà nước có liên quan là cực kỳ quan trọng. Các hoạt động và chính sách đầu tư khoa học công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất theo chuỗi,... cần được chú trọng nhằm đảm bảo đầu ra dược liệu chất lượng nhất và gần gũi trực tiếp với nhu cầu thực tế trên thị trường hiện tại.

Có thể nói rằng định hướng đầu tư chuyên sâu giúp tháo gỡ từng khó khăn trong quá trình phát triển dược liệu và đẩy mạnh các hoạt động quảng bá sẽ hình thành nền tảng tốt cho lĩnh vực cây giống dược liệu nói riêng và thị trường đông nam dược nói chung trong tương lai.

Tổ chức lại toàn ngành một cách rốt ráo

Một yếu tố không kém phần quan trọng để có thể xây dựng tốt các định hướng cho chiến lược phát triển thị trường dược liệu với các hoạt động trồng trọt, chăm sóc, mua bán dược liệu,.... chính là việc chú trọng vào từng khâu chi tiết nhờ quy cách tổ chức chuyên nghiệp và bài bản.

Mỗi một yếu tố sản xuất, chế biến hoặc sử dụng dược liệu đều mang nhiệm vụ quan trọng đặc thù, tạo nên những chu kỳ vận động lặp lại nhưng cũng đồng thời ẩn chứa nhiều biến đổi cốt lõi. Trong đó, cần khuyến khích người dân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại. Qua đó, các sản phẩm đông nam dược nói riêng và thị trường dược liệu trên cả nước nói chung sẽ có thêm nhiều cơ hội khởi sắc giá trị.

Như vậy, với việc xây dựng được các định hướng chính xác thì việc phát triển hơn nữa lĩnh vực dược liệu trên cả nước sẽ thuận tiện hơn với nhiều thành quả thật sự ấn tượng.