Trong y học cổ truyền, có những loại dược liệu có tác dụng chữa bệnh rất tốt khi có kiến thức chuyên môn và sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. Tuy nhiên, gần đây có không ít người thắc mắc về tin đồn rượu mật nhân chết người, nên rất e ngại sử dụng loại dược liệu này.

Năm 2013 ở một huyện của thành phố Lâm Đồng chứng kiến một tai nạn hy hữu: Bệnh nhân N.G.H, 55 tuổi nhập viện với các triệu chứng khó thở, chân tay co giật, nhịp tim nhanh. Theo lời kể của gia đình ông H, trưa 10/9 người hàng xóm tên S đã cho ông H một đoạn cây và gọi đó là “mật nhân” để ngâm rượu. Sau khi uống rượu ngâm, ông H bị tê môi lưỡi, co giật, tím tái và được gia đình đưa đi cấp cứu.

Trong câu chuyện trên, chúng ta có thể nghi vấn: liệu loại cây trên có đúng là rễ cây mật nhân hay không? Liệu ông H. có sẵn tiền sử bệnh từ trước, khi uống rượu vào thì mới sinh ra tai nạn nguy hiểm như này? Ông H. có sử dụng đúng liều lượng hay không? Vâng! Nếu không biết thật rõ tác dụng và cách sử dụng của mật nhân, người dân chúng ta tuyệt đối không được dùng để ngâm rượu uống vì chúng có khả năng chứa độc tính, có thể dẫn đến tử vong.

Tại Việt Nam, cây mật nhân hay còn được gọi là cây bá bệnh cũng là vị thuốc chính trong bài thuốc "ông uống bà khen" danh bất hư truyền của vua voi huyền thoại vùng Tây Nguyên bấy lâu nay. Tuy nhiên vì tham lam, các tay lái buôn bán dạo lại quảng cáo về mật nhân như một thứ thuốc tiên với đủ loại tác dụng như: Mật nhân là cây trị bệnh gì cũng khỏi. Từ ung thư, tiểu đường, viêm xoang, bệnh gút, … đều khỏi hết! 

Thực tế, cây mật nhân có các công dụng sau:

- Tăng cường sinh lý nam giới, lợi tiểu, giải độc rượu, cải thiện chức năng gan, chống thoái hóa tế bào gan.

- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.

- Hỗ trợ điều trị chứng khí hư, huyết kém ở phụ nữ.

- Tăng cường chức năng tiêu hóa.

Những ai không nên dùng mật nhân?

Các chuyên gia Đông y cho rằng, những người có đề kháng yếu, trong cơ thể mang nhiều bệnh liên quan đến nội tạng nếu dùng mật nhân sẽ nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là phụ nữ có thai không nên dùng cây này.

Ông Trương Văn Minh, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đắk Nông cho biết: hoạt chất của cây mật nhân chữa chứng ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mỏi lưng... Theo kinh nghiệm dân gian, mật nhân dùng trong trường hợp ăn uống không tiêu, ngoài ra chữa khí hư, say rượu. Quả chín ăn được, chữa lỵ và tiêu chảy. Lá nấu nước trị ghẻ, lở ngứa. Về thông tin cây này có thể chữa được tăng huyết áp và tiểu đường thì chưa có một tài liệu nào khẳng định có thể chữa lành được bệnh.

Tốt nhất, bạn nên chọn mua rễ cây mật nhân có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và nên sử dụng liều lượng đúng để có hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có một sản phẩm được bào chế từ loại cây này: đó là Cao Mật Nhân của Dona Pharm - được nuôi trồng trên chính trang trại của chúng tôi tại Tây Nguyên - với cách sử dụng rất đơn giản mà lại hữu dụng cho bạn và người thân.

----

Đọc thêm:

Phân biệt cây mật nhân và cây mật gấu khác nhau ra sao?