Công dụng của mật nhân
Là một loại cây được ưa chuộng trong số các dược liệu quý của Việt Nam, mật nhân sở hữu nhiều chức năng quan trọng, rất gần gũi với các triệu chứng bệnh thường gặp:
- Bảo vệ và tái tạo tế bào gan.
- Kích thích cơ chế điều tiết testosteron.
- Kích thích quá trình sản sinh tinh dịch ở nam giới.
- Tăng ham muốn sinh lý.
- Hỗ trợ xương khớp.
Do đó, các triệu chứng suy giảm chức năng sinh lý nam giới, các trạng thái say rượu, ăn uống khó tiêu, chữa lỵ, đi ngoài, ghẻ lở, nhức mỏi xương khớp,.... đều có thể khắc phục nhờ mật nhân.
Tác dụng phụ của mật nhân
Tuy có giá trị rất lớn đối với sức khỏe nhưng việc sử dụng mật nhân cũng tương tự như các loại dược liệu khác, nếu không cẩn trọng thì có thể sẽ vấp phải nhiều hậu quả không mong muốn.
Trong số những nguyên nhân gây nên ảnh hưởng xấu của mật nhân đối với sức khỏe mà người dùng thường gặp, có thể kể đến một số trường hợp điển hình như:
- Sử dụng liều lượng quá nhiều.
- Kết hợp tùy tiện mật nhân với các loại thuốc Đông y khác.
- Uống mật nhân bừa bãi, không theo chỉ định của người có chuyên môn.
- Dùng mật nhân sai đối tượng (ví dụ: người ung thư, mắc bệnh tim, viêm, u xơ, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh thận, gan hay thường xuyên mất ngủ).
Dùng mật nhân thế nào cho đúng
Vậy, cách dùng mật nhân như thế nào để đảm bảo sức khỏe và phát huy tốt nhất giá trị dược tính của chúng?
- Dùng mật nhân theo chỉ định của y bác sĩ.
- Nếu tự sắc mật nhân thì không nên sử dụng nồi kim loại.
- Không uống mật nhân trong quá trình đang sử dụng thuốc Tây y.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
- Trẻ em dưới 10 tuổi không nên dùng mật nhân.
- Những người mắc bệnh về nội tạng hoặc bị tiểu đường, huyết áp thấp, tim mạch hoặc đang suy yếu hệ miễn dịch.
Như vậy, dù một loại dược liệu được xem là tốt thì quá trình sử dụng cũng phải cân nhắc kỹ về đối tượng, liều lượng, cách thức sử dụng sao cho hợp lý.