Huyết áp thấp là chứng bệnh có thể gây ra một số tình trạng nguy hiểm cho tim, khiến người bệnh bị ngất, choáng và ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tuyến nội tiết. Trước tình trạng đó, có tin cho rằng lá đinh lăng có thể chữa bệnh huyết áp thấp nên có nhiều người tìm đến loại dược liệu này. Thật hư điều này ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Bệnh huyết áp thấp là gì và có nguy hiểm không?

Người bị huyết áp thấp có uống được lá đinh lăng không?

Người có huyết áp thấp là khi:

  • Chỉ số huyết áp tâm thu (áp lực khi tim đập và ép máu vào động mạch) < 90 mmHg 

  • Chỉ số huyết áp tâm trương (áp lực khi tim nằm giữa những nhịp đập và máu chảy ngược về tim thông qua tĩnh mạch) < 60 mmHg

Tất cả số liệu trên đo được khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.

So với bệnh tăng huyết áp, huyết áp thấp không có nhiều biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... nên nhiều người rất chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra nhiều tác hại không kém:

  • Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy đến các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận và gây tổn thương các cơ quan này. 

  • Huyết áp càng thấp bị mất trí nhớ càng cao, nó gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimer gây ra. Những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong hai năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp hai lần.

Các triệu chứng thường gặp của huyết áp thấp:

- Ngất xỉu;

- Hoa mắt chóng mặt;

- Buồn nôn;

- Nhìn mờ;

- Mệt mỏi;

- Da lạnh nhợt nhạt;

- Thở nhanh, nông.

Đinh lăng có thể chữa bệnh huyết áp thấp không?

Đinh lăng có thể chữa bệnh huyết áp thấp không?

Theo Đông y, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có công dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; còn lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Thế hệ ông bà chúng ta ngày trước thường dùng đinh lăng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa.

Gần đây, theo nghiên cứu và thí nghiệm của Học viện Quân y, rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống mệt mỏi, giúp ăn ngon, ngủ yên, tăng khả năng lao động và làm việc bằng trí óc, lên cân và chống độc. Đinh lăng có vị cay, ngọt, mùi thơm mạnh, tính nóng ấm, vào 4 kinh phế, tỳ, vị và thận, có tác dụng kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát trùng..

Chính vì đinh lăng có tác dụng tăng tuần hoàn máu nên nó giúp điều trị bệnh huyết áp thấp và tăng sức lực cho người sử dụng. Sau đây là hai bài thuốc thường dùng từ đinh lăng:

Bài thuốc chữa bệnh huyết áp thấp từ đinh lăng 1:

  • Nguyên liệu: 150 – 200g lá đinh lăng tươi, 3 lát gừng tươi.

  • Cách dùng: Đem lá đinh lăng tươi đi rửa sạch, cho vào nồi và nấu cùng với khoảng 200ml nước. Khi thấy nước sôi, cho gừng vào rồi khuấy đều. Sau khoảng vài phút, mở nắp ra và đảo lên. Cứ lặp đi lặp lại vài lần như vậy rồi tắt bếp. Chắt nước thuốc ra ly rồi uống. Để tiết kiệm công sức, sau khi uống hết nước lượt đầu, bạn đổ thêm khoảng 200ml nước vào rồi đun sôi tiếp để có thêm nước uống.

Bài thuốc chữa bệnh huyết áp thấp từ đinh lăng 2:

Lấy rễ đinh lăng đi sao lên cho vàng thơm, bỏ vào nồi và nấu lên với nước. Khi thấy nước đã sôi, cho gừng vào rồi đun sôi thêm chút nữa rồi tắt bếp. Nước nấu từ rễ đinh lăng để nguội rồi cho người bệnh uống. Để mang đến hiệu quả như mong muốn, người bệnh cần sử dụng thường xuyên, ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh làm việc nặng nhọc.

Chú ý: lá đinh lăng có thể khiến người bệnh bị mệt mỏi, chóng mặt; do đó bạn không nên lạm dụng chúng.

Như vậy, rễ và lá cây đinh lăng có thể chữa bệnh huyết áp thấp như bạn đọc thắc mắc. Hiểu được nhu cầu sử dụng đinh lăng để chăm sóc sức khỏe, Dona Pharm chúng tôi đã điều chế thành công loại cao đinh lăng theo quy trình sản xuất cao dược liệu khép kín, đạt chuẩn chất lượng, an toàn và có lợi cho sức khỏe. Mời bạn vào xem sản phẩm Cao Đinh Lăng của chúng tôi!

 

Công ty Đông Nam Dược Gia Lai lừa đảo, nợ lương nhân viên, làm ăn thất đức. HÃY CỨU CHÚNG TÔI!