Mật nhân là vị thuốc dân gian được người đời truyền tụng như một loại “tiên dược” chữa được “bách bệnh”. Với công năng quy vào kinh Can và Thận, hỗ trợ điều trị tiểu đường, thận hư, cao huyết áp,...
Vậy sự thật mật nhân có phải thần dược không? Nó có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Cây mật nhân hay còn được biết đến với tên gọi là cây bá bệnh, cây bách bệnh, mật nhơn hay cây hậu phác. Là loại dược liệu khá phổ biến trên thế giới, vì vậy mà ở mỗi quốc gia nó đều có một tên gọi khác nhau như: Pasak bumi (Indonesia), Antongsar (Campuchia), Longjack (England). Ngoài ra, vị thảo dược này còn có tên khoa học là Eurycoma longifolia jack, thuộc họ nhà thanh thất (Simaroubaceae, chi Eurycoma).
Một số báo cáo nghiên cứu gần đây cho biết, trong vỏ cây có chứa một lượng chất đắng quasin khá cao và hàm lượng chất đắng urycomalacton là cao nhất. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa hydroxy xeton, campesterol, bsitorol và 2,6 dimetoxybenzoquinon có công dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền, mật nhân có tính mát, vị đắng và không chứa độc tính có tác dụng giúp giải nhiệt, tiêu viêm, kháng khuẩn, chữa kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa và giảm đau nhức tay chân.
Thu hái và chế biến mật nhân
Theo dân giân truyền lại, ngoài lá ra thì hầu hết những bộ phận khác của mật nhân đều có thể làm thuốc.
Cây mật nhân được người dân thu hái quanh năm để phục vụ cho nhu cầu làm thuốc chữa bệnh. Sau khi thu hái, người ta thường mang đi rửa sạch để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn. Kế đến mang dược liệu phơi khô rồi mới nghiền bột hay làm viên nang hoặc nấu cao và bảo quản ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
Cây mật nhân có tác dụng gì?
Cây mật nhân chữa bệnh gì? Theo nghiên cứu của y học hiện đại, mật nhân chứa rất nhiều hoạt chất quý như alkaloid, triterpenoid, niloticin,... có tác dụng vô cùng hữu ích trong việc điều trị bệnh.
Với công dụng bổ thận, mát gan, tăng cường và cải thiện chức năng sinh lý, điều trị chứng mất ngủ,... thì dược liệu này hoàn toàn xứng đáng với tên gọi “cây bách bệnh”. Không chỉ thế, vị thuốc này còn có vô số những tác dụng khác như:
Bồi bổ khí huyết, giảm stress, chống suy nhược thần kinh
Hỗ trợ điều trị mất ngủ, cao huyết áp
Điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, giảm đau dạ dày
Giúp tăng cường chức năng sinh lý nam giới, điều trị chứng xuất tinh sớm, giảm ham muốn và rối loạn cương dương
Tác dụng lợi mật, giúp giải độc và bảo vệ gan.
Điều trị chứng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều.
Chữa tiêu chảy và kiết ly, đầy bụng, ăn uống không tiêu.
Chữa chứng sốt rét, bệnh chàm, ghẻ, mẩn ngứa ở trẻ em.
Mật nhân chữa bệnh gout, đau lưng, nhức mỏi tay chân.
Mật nhân có tác dụng giải rượu, tẩy giun.
Cách dùng, liều dùng mật nhân
Theo ghi chép Đông y, mật nhân có tính mát vị đắng nhưng không chứa độc tính, vì vậy mà dược liệu này có thể bào chế theo nhiều dạng khác nhau như nấu nước để uống, pha trà, ngâm rượu, ngâm sáp ong, nấu cao hoặc nghiền bột.
Liều dùng thông thường, dùng 15g mật nhân rửa sạch rồi đun nước để uống. Tùy thuộc vào mỗi bài thuốc chữa bệnh mà liều lượng này có thế tăng hoặc giảm để điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Một cách cực kỳ tiện lợi khác là sử dụng Cao Mật Nhân đã được chiết xuất dưới dạng cô đặc. Bạn có thể mang đi mọi lúc, mọi nơi, kể cả trên văn phòng công sở và cực kỳ tiện lợi để pha chế khi bạn đang đi làm trên công ty. Mời bạn xem thêm về sản phẩm Cao Mật nhân của Dona Pharm để biết thêm chi tiết.
Hi vọng bạn đọc tìm được điều bổ ích từ bài viết trên.