Đẳng sâm rừng là một loại dược liệu quý ở Việt Nam, là một trong những vị thuốc bổ tự nhiên bồi dưỡng cho cơ thể, trong đó rượu đẳng sâm rừng được xem là loại thức uống vừa ngon vừa bổ cho sức khỏe con người nhưng được rất ít người biết đến. Không khó để bạn tự tay làm một bình rượu vừa ngon vừa bổ để dùng trong bữa ăn, hay để mời khách đến chơi nhà. Sau đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn hai cách ngâm rượu đẳng sâm rừng tươi và khô cực kỳ dễ làm.

Tác dụng của rượu đẳng sâm rừng?

Có lẽ khó có thể kể hết được tác dụng tốt của rượu đẳng sâm đối với sức khỏe. Chúng ta vừa có thể uống trực tiếp trong bữa ăn, vừa có thể dùng để xoa bóp. Rượu đẳng sâm kích thích tiêu hóa tốt hơn, giúp ta cảm thấy ăn ngon mỗi ngày, nên rượu này phù hợp với người biếng ăn và muốn tăng cân. Rượu đẳng sâm cũng có ảnh hưởng tốt cho hệ tuần hoàn và tim mạch, đẩy mạnh quá trình co bóp của tim, giúp làm thông kinh mạch, hệ tuần hoàn vận hành trơn tru.

Rượu đẳng sâm còn giúp an thần, tạo giấc ngủ ngon đối với những người già hay mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Đặc biệt hơn, uống rượu đẳng sâm còn làm gia tăng số lượng huyết sắc tố, hồng cầu, giảm bớt số lượng bạch cầu trong máu. Từ đó, quá trình làm khô và đông máu diễn ra nhanh hơn, không bị tán huyết trong các trường hợp bị thương nặng.

Cuối cùng, rượu đẳng sâm còn có công dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, kháng khuẩn, kháng viêm, hạ huyết áp…..hiệu quả.

Rượu đẳng sâm rừng phù hợp với ai?

  • Những người có hệ tiêu hóa kém, chán ăn, ăn không ngon.

  • Những người bị các căn bệnh về khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

  • Những người hay phải lao động mạnh, hay gặp stress, có dấu hiệu tinh thần căng thẳng, mệt mỏi.

  • Người khỏe mạnh cũng có thể dùng rượu đẳng sâm để bồi bổ, tăng cường sức khỏe.

* Lưu ý khi uống rượu đẳng sâm rừng: Theo y học khuyến cáo, rượu đẳng sâm không nên được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 14 tuổi, người bị dị ứng với bia rượu

Hướng dẫn cách ngâm rượu đẳng sâm rừng đơn giản tại nhà

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc hai cách ngâm rượu đẳng sâm đang được ưa chuộng nhất hiện nay: đó là đẳng sâm tươi và đẳng sâm khô ngâm rượu.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1kg đẳng sâm tươi (hoặc khô), mua ở những nơi uy tín chất lượng đảm bảo.

  • 3 lít rượu nếp gạo trắng có nồng độ từ 38 đến 40 độ là đủ.

  • Bình ngâm rượu: tốt nhất là thủy tinh hoặc chum sành, không nên sử dụng bình nhựa. Bạn nên chọn loại bình có độ thẩm mỹ cao để làm bình rượu dùng để trang trí trong phòng khách.

Cách ngâm rượu đẳng sâm tươi

Cây đẳng sâm sau khi mua về thì rửa sạch với nước. Bạn nên dùng cọ để cọ sạch đất. Sau đó, bạn tiếp tục ngâm với nước thêm 30 phút nữa cho đẳng sâm ra bớt nhựa, sau đó vớt ra rổ, để ráo nước cho thật khô.

Tùy theo sở thích, bạn có thể để nguyên củ hoặc thái củ đẳng sâm thành từng miếng. Nếu bạn thích hình thức đẹp cho bình rượu của mình thì có thể để nguyên củ đẳng sâm; còn nếu muốn rượu nhanh ngấm để thưởng thức thì thái đẳng sâm thành miếng nhỏ.

Bình ngâm được rửa sạch, sau đó bạn cho cả đẳng sâm và rượu vào với tỷ lệ 1:3. Cuối cùng, chúng ta đậy kín nắp và ngâm sau 3 tháng là có thể dùng được. 

Cách ngâm rượu đẳng sâm khô

Khác với đẳng sâm tươi, đẳng sâm khô sau khi mua về thì đem rửa thật sạch, phơi ráo nước. Tiếp theo, bạn sao vàng đẳng sâm trên chảo lửa nhỏ cho thật thơm và để cho nguội hẳn mới cho vào bình rượu. Sau đó, đổ rượu vào bình ngâm theo tỷ lệ đẳng sâm với rượu 1:3. Cuối cùng chúng ta đậy kín bình và ngâm sau 30 ngày là có thể dùng được, nhưng để ngon nhất thì nên đợi sau 3 tháng.

Lưu ý khi dùng rượu đẳng sâm rừng:

Tuy rượu đẳng sâm có nhiều tác dụng, bạn chỉ nên uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần chỉ một chén nhỏ vì rượu không tốt cho gan, thận. Hãy uống đều đặn trong 2 tháng là bạn có thể thấy được hiệu quả rõ rệt.

Như vậy, bạn đọc đã biết hai cách ngâm rượu đẳng sâm rừng loại tươi, loại khô rất đơn giản mà lại có nhiều tác dụng. Mặt khác, nếu hiện tại bạn chưa tìm mua được củ đẳng sâm an toàn, không hóa chất, hay bạn chưa tiện uống rượu đẳng sâm, hãy tìm đến sản phẩm Cao Đẳng Sâm của Dona Pharm chúng tôi. 

-----

Đọc thêm: Cao Đẳng Sâm có tác dụng gì?