Khổ qua rừng là một cây thuốc Nam được biết đến nhiều với công dụng thanh nhiệt, giải độc. Không chỉ có vậy, gần đây, rất nhiều dược tính của nó đã được tìm ra. Theo đó, các nhà khoa học đang tiếp tục phân tích để lý giải về những tác dụng trị bệnh mà dân gian và Đông y nhắc tới.
Thành phần, tác dụng của khổ qua rừng
Được nhắc đến nhiều trong các tài liệu y học cổ truyền và trên thực tế, rất nhiều người đã khỏi bệnh nhờ sử dụng khổ qua rừng. Vậy loại cây này có chứa những thành phần gì mà tốt đến vậy?
Thành phần hóa học
Đi tìm lời giải về công dụng của khổ qua rừng, các nhà nghiên cứu đã thực nghiệm và kết luận:
- Trong 100g khổ qua rừng chứa một lượng lớn các dưỡng chất gồm: 19kcal, 4.32g carbohydrat, 2g chất xơ, 1.95g đường và 0,305g chất béo (chất béo không no chiếm 0.078g).
- Bên cạnh đó là nguồn vitamin B rất dồi dào gồm 0,051mg Thiamin (B1), 0,053mg Riboflavin (B2), 0,280mg Niacin (B3), 0,041mg B6 và Axit folic (B9) chiếm 51μg.
- Các vitamin khác trong cây này là vitamin A (6μg) cùng các vitamin C, E, và K.
- Ngoài ra còn nhiều khoáng chất quan trọng như Kali (319mg), Canxi (9mg), Photpho (36mg), Magie (16mg) và một lượng sắt, kẽm vi lượng nữa.
Đây là những nguồn dưỡng chất cực kỳ quan trọng, có dược tính mạnh và tốt cho sức khỏe.
Cùng với đó cần kể đến:
- Charantin: Chất này có tác dụng dụng giúp kiểm soát đường huyết một cách tự nhiên. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường sử dụng khổ qua rừng thấy có tác dụng tốt.
- Ancaloit: Ancaloit trong mướp đắng rừng là chất “tự vệ” giúp cây chống lại các độc tố, dự trữ nitơ và kích thích hormone. Còn trong y học, nó được ứng dụng làm thuốc thử alcaloid.
- Peptide: Đây là chất chống oxy hóa tự nhiên có trong mướp giúp giảm tổn thương cho người dùng, bảo vệ sắc tố da
Vậy, những dưỡng chất trên đem lại tác dụng trị bệnh như thế nào? Dưới đây là một số ứng dụng trong Đông y từ xa xưa.
Tác dụng của dây khổ qua rừng theo Đông y
Y học cổ truyền cùng dân gian nhiều nơi đã dùng quả và dây khổ qua rừng phơi khô để trị các bệnh như:
- Nóng trong người, ngộ độc.
- Làm tiêu đờm, trị sưng nóng ở họng.
- Chữa say nắng.
- Xử lý các vết sưng viêm do côn trùng cắn.
- Chăm sóc da.
- Hỗ trợ thần kinh.
- Giải trừ bệnh gan.
- Hỗ trợ điều trị cho người bị bệnh tiểu đường (tuýp 2).
- Cải thiện tình trạng bệnh mỡ máu, gout
- Cải thiện tim mạch.
- Tăng miễn dịch…
Đó là những công dụng chung phải kể đến khi nói về loại cây này. Còn cụ thể các cách chữa bệnh bằng khổ qua rừng ra sao sẽ được trình bày trong nhiều bài thuốc sau.
Cách dùng khổ qua rừng trị bệnh
Nhiều bộ phận của khổ qua được dùng làm dược liệu theo các cách như:
- Nấu nước tắm: Thường lấy dây và lá già nấu với nước để xông hoặc tắm trị các bệnh rôm sảy, mẩn ngứa và làm đẹp da.
- Hãm nước uống như trà: Dùng phần quả khô sắt mỏng, mỗi ấm không quá 10g.
- Sắc thành thuốc: Là cách dùng nước cô đặc hơn so với trà, đồng thời giảm vị đắng.
- Chế biến món ăn: Thường dùng đọt non, lá và quả xanh để nấu canh, làm lẩu, luộc hoặc xào đều được. Người ta thường kết hợp với thịt bò, tôm, mực để tăng hương vị, dưỡng chất.
Đặc biệt cần chú ý: sử dụng khổ qua rừng sạch, không có chất bảo quản thực vật hay thuốc trừ sâu. Chìa khóa khi sử dụng dược liệu chữa bệnh là chọn nguồn nguyên liệu sạch, đầy đủ dinh dưỡng và dùng đúng cách. Để yên tâm hơn, bạn có thể tìm đến sản phẩm Cao Mướp Đắng Rừng của Dona Pharm để giảm các triệu chứng về bệnh tiểu đường.