Đinh lăng là một loại cây cảnh trồng phổ biến ở nhiều vùng quê Việt Nam và từ lâu nó đã được biết đến như là một vị thuốc quý. Đặc biệt là công dụng chữa các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách dùng cây đinh lăng chữa mất ngủ như nào để hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến chúng ta bị mất ngủ?

Bật mí cách dùng cây đinh lăng chữa mất ngủ

Mất ngủ có nhiều nguyên nhân, có thể do bạn căng thẳng quá mức, do sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, hoặc thói quen thức quá khuya trong thời gian dài,… dẫn đến việc bạn không thể ngủ được hoặc ngủ rất ít, trằn trọc cả đêm. Nghiêm trọng hơn nữa, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Với người già, người cao tuổi, mất ngủ có thể làm suy giảm sức khỏe và hệ miễn dịch, từ đó sinh ra nhiều bệnh khác. Với trẻ nhỏ, trằn trọc khó ngủ sẽ khiến trẻ khó chịu, dẫn đến tình trạng dễ khóc quấy vào ban đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như giấc ngủ của cha mẹ. Đối với thanh thiếu niên và người đang đi làm, tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi do mất ngủ sẽ khiến bạn thường xuyên cáu gắt với mọi người xung quanh, sinh ra trầm cảm, suy nhược thần kinh, hiệu quả làm việc giảm do sức khỏe giảm sút, khả năng làm chủ và điều khiển phương tiện giao thông kém và dễ gây tai nạn cho bản thân và mọi người.

Thật may mắn là chứng mất ngủ này có thể được chữa trị nếu bạn biết cách dùng cây đinh lăng chữa mất ngủ.

Đinh lăng có công dụng gì?

cây đinh lăng chữa bệnh mất ngủ

Đinh lăng thuộc dòng họ Sâm, có một số công dụng giống Tam thất và sâm Triều Tiên.

Công dụng của đinh lăng với sức khỏe: Trong dịch chiết của rễ cây đinh lăng người ta nhận thấy có chứa các vitamin B1, vitamin B13, acid amin thiết yếu. Ngoài ra, đinh lăng còn có một số acid amin không thay thế được như lysine, cystein, methionine và có đến 6/12 thành phần giống với sâm Triều Tiên nên sử dụng đinh lăng rất tốt cho sức khỏe.

Dịch chiết của rễ đinh lăng (cao) có tác dụng gây lên ức chế men Monoamine oxidase (MAO), giúp duy trì dẫn truyền xung động thần kinh diễn ra liên tục và mạnh mẽ, gây kích thích sinh học, khiến cơ thể có cảm giác sung sức, thoải mái, không mệt mỏi.

Đồng thời hệ miễn dịch được kích thích, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Từ đó mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các chứng bệnh về thần kinh như, mất ngủ, trầm cảm…

Cách dùng cây đinh lăng chữa mất ngủ hiệu quả?

Dưới đây là một số phương pháp dùng cây đinh lăng chữa mất ngủ dành cho bạn:

1. Trị mất ngủ do suy nhược cơ thể

Chuẩn bị: 20g mỗi vị gồm cây đinh lăng, tam diệp, cỏ mực, lá vông, rau má; 10g mỗi vị gồm hoàng liên, hoàng bá, bạch linh; 16g xấu hổ.

Cách dùng: cho các vị thuốc trên vào nồi cùng một 700ml nước, sắc cho thuốc cạn nước còn lại 300 ml là được. Chia làm hai phần bằng nhau dùng vào sáng và chiều tối. Uống liên tục trong 7 ngày, nếu thấy tinh thần sản khoái và không còn bị mất ngủ nữa thì ngưng.

2. Trị mất ngủ mãn tính

Chuẩn bị: 24g lá đinh lăng, 20g mỗi vị gồm tam diệp và lá vông; 15g liên nhục; 12g tâm sen.

Cách dùng: cho các vị thuốc trên vào nồi cùng 500ml nước, sắc đến khi thuốc cạn lại còn 200ml thì ngưng. Chia làm hai phần bằng nhau, dùng vào sáng và chiều tối. Uống liên tục trong 10 ngày, ngưng 3 ngày rồi dùng tiếp. Đinh lăng khi được kết hợp cùng những thảo dược khác sẽ mang lại nhiều kết quả hơn.

3. Sắc nước đinh lăng uống

Nấu nước lá đinh lăng cùng với tang diệp, lá vông, tâm sen, liên nhục sắc lên lấy nước uống. Thích hợp với người bị chứng mất ngủ kéo dài nên chú ý và sử dụng phương pháp này để chữa mất ngủ, đảm bảo hiệu quả và bạn sẽ ngủ ngon giấc và thức dậy tinh thần sảng khoái.

4. Dùng đinh lăng kết hợp với món ăn

Để điều trị chứng mất ngủ, bạn có thể nấu các món ăn bằng cách trộn lá đinh lăng với trứng làm món trứng rán, cá kho đinh lăng, cháo tim heo đinh lăng… vừa là món ăn bổ dưỡng lại cải thiện đáng kể giấc ngủ của bạn, giúp tăng cường sức khỏe tốt hơn nữa.

5. Làm gối đinh lăng chống mất ngủ

Chuẩn bị: lá non cây đinh lăng lá nhỏ và rửa sạch để loại bỏ các bụi bẩn còn bám trên lá. Loại bỏ các vi khuẩn có thể gây hại cho cơ thể. 

Cách làm: Đem lá đinh lăng đã rửa sạch để ráo nước sau đó đem phơi khô, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời làm mất đi mùi thơm của lá. Nên phơi lá vừa tới, tránh bị giòn, kiểm tra lá còn có độ dẻo nhất định là có thể đem sao vàng ở nhiệt độ thích hợp xong rồi đem lá đi hút ẩm ở nhiệt độ quy định. Sau đó trộn với bông gòn và lá đinh lăng một lượng vừa đủ và phù hợp để làm ruột gối đinh lăng. 

Chú ý: Sử dụng đinh lăng đúng liều lượng, không nên quá lạm dụng.

Như vậy trên đây đã chỉ ra cách dùng cây đinh lăng chữa mất ngủ và hy vọng bài viết trên đã mang lại kiến thức bổ ích cho bạn. 

Ngoài ra, Dona Pharm đã điều chế thành công sản phẩm Cao Đinh Lăng theo quy trình khép kín, đảm bảo chất lượng. Đây là giải pháp vô cùng tiện lợi và hữu hiệu, không những dễ sử dụng mà còn tiết kiệm thời gian nấu nướng của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về  Cao Đinh Lăng  của chúng tôi.

----

Đọc thêm:

Cây đinh lăng giúp lợi sữa và cách chữa tắc tia sữa cho mẹ yêu