Thật may vì ông cha ta đã tìm ra phương thuốc quý trong tự nhiên giúp người mẹ tiết ra nhiều sữa cho con bú, và đó chính là cây đinh lăng.
Dấu hiệu người mẹ bị tắc tia sữa
Đó là khi người mẹ cảm nhận các triệu chứng rõ ràng như: Bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ… Nếu không tìm cách giảm triệu chứng kịp thời mà để lâu dài, mẹ yêu sẽ bị trầm cảm, mệt mỏi và có nguy cơ bị viêm tuyến vú. Chưa kể, em bé được bú ít sữa từ mẹ hơn sẽ chậm phát triển, suy dinh dưỡng nên phải uống thêm sữa ngoài để bổ sung đủ nguồn sinh dưỡng cho cơ thể.
Do đó, ngay khi phát hiện bầu vú căng to hơn bình thường, sản phụ nên để ý quan sát xem bề mặt vú có bị ửng đỏ, có đau khi chạm vào hay không. Nếu tình trạng này đi kèm sốt nhẹ, phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa vón kết, khơi thông dòng sữa khác.
Bật mí các phương pháp từ lá đinh lăng giúp lợi sữa
1. Canh lá đinh lăng: Bạn có thể nấu canh lá đinh lăng với thịt heo xay hay với sườn non để đổi vị.
Cách chế biến: Dùng 100gr lá cây đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo. Bắc nồi lên bếp, cho thịt xay vào xào chín thơm với ít hành tím. Sau đó cho nước vào đun vừa sôi thì cho lá đinh lăng vào đảo đều, đợi sôi lại thì tắt bếp. Nêm gia vị vừa ăn, dọn ra tô dùng nóng với cơm trắng rất ngon. Món canh này giúp mẹ bồi bổ cơ thể khiến sữa về dồi dào và thải trừ độc tố ra ngoài.
2. Cháo giò heo nấu lá đinh lăng: Chân giò hầm đu đủ hoặc hầm với lá đinh lăng đều là những món ăn lợi sữa.
Cách chế biến: Chỉ cần sử dụng khoảng 150gr lá đinh lăng, 1 cái giò heo và khoảng 100gr gạo tẻ cùng ít gia vị cần thiết là sẽ có một nồi cháo thơm ngon bổ dưỡng. Làm sạch giò heo, chặt khúc vừa ăn. Lá đinh lăng thì cho vào ấm nấu khoảng 15 phút, lượt lấy nước cốt. Sau đó cho gạo đã vo sạch vào nồi nấu thành cháo cùng nước lá đinh lăng và giò heo. Nếu sử dụng lá đinh lăng phơi khô thì bạn chỉ cần 30gr là được.
3. Uống nước lá đinh lăng: Sử dụng 150-200 gram lá đinh lăng tươi rửa sạch, cho vào nồi nấu với khoảng 200ml nước, đậy nắp lại, sau khi sôi thì mở nắp và đảo qua. Lặp lại khoảng 2-3 lần. Sau 7 phút tắt bếp. Chờ nguội, chắt lấy nước đầu tiên để uống. Tiếp đến cho đổ thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại, lược nước thứ hai để uống.
Uống liên tục khoảng 2-3 ngày, người mẹ sẽ thấy hiệu quả, sữa được tiết ra nhiều hơn. Nước lá đinh lăng cần được uống xen kẽ với nước lọc nhưng không thay thế.
4. Lá đinh lăng luộc: Món ăn này dùng như rau trong bữa cơm của bà đẻ trong tháng ở cữ . Dùng 200gr lá đi lăng tươi luộc chín, sau đó chấm kèm với ít nước mắm mặn. Ăn nóng kèm cơm trắng rất ngon và còn có tác dụng chữa tắc tia sữa hiệu quả.
5. Thuốc đắp: Dùng 100gr lá đinh lăng và 50gr lá diếp cá, rửa sạch, cho vào cối giã nát. Sau đó đắp lên ngực mẹ sẽ thấy dịu, bớt căng nhức.
Trong vỏ, rễ và lá cây Đinh lăng chứa saponin, alkaloid, vitamin B1, B2, B6, C, 20 acid amin, glycosid, alkaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu và nhiều nguyên tố vi lượng nên cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ yêu. Bên cạnh việc giúp lợi sữa, cây Đinh lăng có tác dụng bồi bổ sức lực, phục hồi cơ thể suy nhược, gầy yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, chữa ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, lợi tiểu, chống độc. Lá cây đinh lăng còn chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa.
Ngoài ra, Dona Pharm đã điều chế thành công sản phẩm Cao Đinh Lăng theo quy trình khép kín, đảm bảo chất lượng, giúp người mẹ phục hồi sinh lực và kích thích việc tiết sữa sau khi sinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Cao Đinh Lăng của chúng tôi.
Không gì quý cho con hơn dòng sữa mẹ ngọt ngào! Nuôi con bằng sữa mẹ chính là món quà tuyệt vời cho sự phát triển cân bằng ở trẻ, là bước đệm hoàn hảo cho con có tương lai khỏe mạnh hơn và thông minh hơn. Vì thế, phương pháp dùng cây đinh lăng giúp lợi sữa rất cần thiết cho bất kỳ người mẹ đang và sắp cho con bú.