Huyết áp cao là bệnh có số người mắc bệnh gia tăng trong những năm gần đây. Theo thống kê của Viện Tim mạch Việt Nam, nếu năm 1990 số người tăng huyết áp mới chỉ chiếm 11%, năm 2000 tỉ lệ này là 16%, năm 2008 là 25% thì đến năm 2015, tỷ lệ cao huyết áp được ghi nhận là 47.3%. Đáng lo ngại hơn, căn bệnh này dẫn tới nhiều biến chứng và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam hiện nay.
Triệu chứng điển hình của bệnh cao huyết áp
Huyết áp cao được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì triệu chứng của bệnh không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như:
Đau đầu
Chóng mặt
Khó thở
Buồn nôn
Chảy máu cam.
Cây dược liệu điều trị tăng huyết áp
Trà dược liệu hạ huyết áp là một phương thuốc thuốc y học cổ truyền được điều chế từ những dược liệu có tác dụng hạ huyết áp, được chế thành từng gói nhỏ và thường được sử dụng dưới dạng hãm uống. Một số loại cây dược liệu thường được chọn để bào chế loại trà này như sau:
1. Nụ hoa hòe: là một loại cây thân gỗ, thường được trồng để lấy nụ hoa làm thuốc gọi là hoa hoè. Nụ hoa chứa rất nhiều chất Rutin, là hoạt chất có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim và giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mạch. Nụ hoa hòe thường được chọn để bào chế các loại trà hạ áp, liều dùng mỗi ngày từ 4 - 12g, dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm.
2. Cỏ ngọt: là một loại cây thân thảo, có tên gọi khác như: cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt… Thành phần hóa học chính trong cây là một chất đường năng lượng thấp, có độ ngọt cao gấp hàng trăm lần đường mía. Cỏ ngọt được dùng làm chất thay thế cho đường mía, rất thích hợp cho những người phải kiêng đường như bệnh tiểu đường. Loại cỏ này thường được dùng phối hợp để bào chế các loại trà dành cho những người bị bệnh hoặc cao huyết áp kèm theo tiểu đường hoặc béo phì. Cỏ ngọt có tác dụng làm giảm cảm giác thèm ăn chất ngọt, lợi tiểu, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, ít đau đầu và huyết áp luôn được ổn định.
3. Dừa cạn: có tên gọi khác như hoa dừa cạn, trường xuân hoa; thường mọc hoang và được trồng làm cảnh. Toàn bộ cây đều được sử dụng làm thuốc. Dừa cạn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng làm lưu thông máu huyết, lợi tiểu và hạ huyết áp. Liều lượng từ 10-20 gam cây khô mỗi ngày, dùng dưới dạng sắc uống hoặc hãm uống.
4. Tâm sen: thường mọc ở vùng ao hồ. Người ta thu hái sen về lấy hạt phơi khô, rồi lấy mầm nằm giữa hạt gọi là tâm sen. Tâm sen có vị đắng tính hàn, có tác dụng giãn mạch ngoại vi, hạ áp. Trên lâm sàng dùng chữa chứng mất ngủ, tăng huyết áp. Tâm sen thường được phối hợp với một vài dược liệu khác để trị bệnh. Liều trung bình mỗi ngày khoảng 1,5 - 3g, sắc hoặc hãm uống.
5. Hoa cúc: là hoa của hai loại cúc: cúc hoa vàng và cúc hoa trắng. Trong cúc hoa có các axít amin như adenin, cholin và Vitamin A. Cúc hoa có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt. Dùng trong các trường hợp: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp cao. Liều dùng: 8-12g hoa dưới dạng hãm hoặc thuốc sắc uống.
7. Nước rau cần tây: dùng 250g rau cần tây tươi, rửa sạch, nhúng vào nước sôi trong 2 phút, ép lấy nước. Mỗi lần uống một cốc nước rau cần, mỗi ngày 2 lần. Có tác dụng hạ huyết áp và an thần.
9. Khổ qua rừng: là vị thuốc thảo dược có tính hàn, vị đắng, không độc, giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm, nhuận trường, ổn định lượng huyết trong máu, rất tốt cho cơ thể và người bị tiểu đường. Các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể xảy ra như đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, mỡ máu cao, thị lực giảm,...
Khi người bệnh dùng loại quả này, các biến chứng này sẽ được thuyên giảm theo bởi vì trong khổ qua rừng có các khoáng chất tốt cho cơ thể, giúp phòng tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường như kali giúp cải thiện huyết áp, carotene thì mắt sáng hơn, vitamin C giúp tăng sức đề kháng,…
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Cao Mướp Đắng của Dona Pharm ngay!
Ngoài việc sử dụng cây dược liệu điều trị tăng huyết áp, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn về điều trị của bác sĩ như thường xuyên đo huyết áp, tập thể dục thường xuyên nhằm giúp tăng cường sức khỏe và nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.