Nhờ ưu điểm lành tính, ít gây ra tác dụng phụ nên các loại cây này từ lâu đã được sử dụng như những bài thuốc có công dụng phòng và điều trị bệnh rất tốt. Sau đây là 15 loại cây dược liệu quý phổ biến dễ trồng và bạn có thể trồng ngay cả trong ngôi nhà của bạn.
1. Lá lốt
Lá lốt là một loại cây vừa được dùng làm thực phẩm, vừa được coi là một cây dược liệu dễ trồng trong vườn với nhiều công dụng như: chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, giải say nắng, chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, chữa bệnh phụ khoa (viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ra khí hư, ngứa,...), chữa buồn nôn, nấc cụt,...Lá lốt cũng được sử dụng để chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, giải say nắng, chữa đau bụng lạnh...
2. Diếp cá
Diếp cá là một loại rau ăn phổ biến ở miền Bắc nước ta. Tuy loại có vị hơi khó ăn nhưng diếp cá lại có nhiều lợi ích chữa bệnh tuyệt vời như: tán nhiệt, trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, lợi tiểu, chữa mụn nhọt, đau mắt, kinh nguyệt không đều, chữa phế ung, tiêu ung thũng,...Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt ở trẻ nhỏ và người đang mang thai.
3. Thì là
Cây thì là được dùng làm một loại gia vị cho vào món ăn, đặc biệt là các món ăn chế biến từ cá. Thêm nữa cây thì là còn được biết đến như loại dược liệu phổ biến trong đông y.
Hạt thì là có vị cay, tính ấm, giúp điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, trị mất ngủ, mụn nhọt, đau răng, mất ngủ, trị đau bụng, tiêu trướng,... Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, chất limonene trong cây thì là hoạt động tương tự như kháng sinh giúp diệt vi khuẩn đường ruột có hại như E.Coli…
4. Đinh lăng
Đinh lăng là một loại cây được trồng phổ biến trong vườn của nhiều gia đình. Ngoài được trồng làm cây cảnh, đinh lăng còn là một loại cây dược liệu quý dễ trồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền và cũng là loại rau được ưu thích trong nhiều món ăn. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.
Rễ và củ đinh lăng có công dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể dẻo dai hơn, tăng cường sự tập trung cho não, giúp ăn ngon, ngủ ngon hơn, chữa thiếu máu, liệt dương, chữa hen suyễn lâu năm và thông tia sữa.
Thân và cành cây đinh lăng chữa mỏi gối, đau lưng.
Lá đinh lăng ở dạng tươi được dùng để chữa viêm sưng ở vết thương hoặc các khớp, giúp vết thương mau lành. Khi ở dạng khô, lá được dùng để lót gối phòng co giật ở trẻ nhỏ hoặc dùng để sắc nước uống chữa kiết lỵ, ban sởi hoặc dị ứng.
Nụ hoa đinh lăng được sử dụng để điều trị đau đầu, tăng cường trí nhớ và giúp lợi tiểu. Hơn nữa, nụ hoa đinh lăng còn giúp hỗ trợ ăn ngon miệng, chữa mất ngủ.
Nếu bạn ngại chế biến cây đinh lăng để lấy thuốc, bạn có thể tìm đến sản phẩm Cao Đinh Lăng của chúng tôi dễ sử dụng.
5. Cây Sả
Ngoài việc sử dụng làm gia vị trong các món ăn, sả cũng là một cây dược liệu dễ trồng trong vườn nhà với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cây sả giúp lợi tiểu, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bị cảm và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, nó còn được sử dụng để điều trị đau đầu, thấp khớp, chứng co thắt cơ và chuột rút,...
6. Bạc hà
Bạc hà được sửa dụng để chữa trị cảm cúm, các vết côn trùng cắn, thấp khớp, nấc cục, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ,...
Sử dụng tinh dầu bạc hà cay để ngửi có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ. Tinh dầu bạc hà tự nhiên làm thư giãn các cơ gây co thắt bụng, làm giảm tình trạng đau bụng đến 40%.
Chú ý: Phụ nữ có thai cần thận trọng khi dùng bạc hà vì rất có thể dẫn đến nguy cơ bị sảy thai.
7. Gừng
Gừng là một loại dược liệu quen thuộc chữa bách bệch. Trong gừng có các hợp chất Shogaol và Gingerol giúp giảm co thắt đường tiêu hóa, từ đó làm giảm buồn nôn hiệu quả hơn so với các loại thuốc chống say tàu xe. Gừng còn chữa cảm cúm, đau đầu, nghẹt mũi, điều trị huyết áp thấp, giảm đau, kháng viêm, chữa cảm lạnh, hạ sốt, chữa mất tiếng, khàn tiếng, chữa đi tả ra nước, trị hen suyễn, chữa trào ngược dạ dày, trị trúng gió, băng huyết, trị mụn, trị hôi chân và hỗ trợ giảm cân…
8. Rau mùi
Có lẽ bạn không thể ngờ một loại cây nhỏ bé là rau mùi có khả năng chữa bệnh đâu! Trong rau mùi có axit bám vào các kim loại nặng như chì, thủy ngân trong máu và mang chúng ra khỏi cơ thể. Việc loại bỏ những kim loại nặng này giúp giảm sự tích tụ độc tố gây trầm cảm, mệt mỏi mãn tính và đau khớp.
Trên đây là phần một giới thiệu 8 loại cây dược liệu quý dễ trồng trong chính ngôi nhà của bạn. Hi vọng bài viết trên khuyến khích bạn đọc tích cực trồng cây thuốc để chữa bệnh, và hẹn bạn ở kỳ sau với 9 loại cây còn lại nhé!
Công ty Đông Nam Dược Gia Lai lừa đảo, nợ lương nhân viên, làm ăn thất đức. HÃY CỨU CHÚNG TÔI!