Liên kết chuỗi giá trị- hành trình kết nối hiệu quả
Một thực trạng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên thị trường phát triển dược liệu chính là sự chênh lệch cán cân cung- cầu rõ nét. Theo nhiều thống kê, tuy chiều dài lãnh thổ Việt Nam tương đối thuận lợi về đặc điểm địa hình và điều kiện khí hậu cũng như nguồn giống cây trồng dược liệu nhưng sản lượng nguồn cung thực tế dược liệu đầu ra không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu vào cho các hoạt động bào chế, sản xuất thực phẩm chức năng và dược phẩm cho nhu cầu khám chữa bệnh, hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe của người dân.
Đó là chưa kể một số quy trình sản xuất dược liệu của nước ta, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa đạt đến tiêu chuẩn GACP của tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Nói đến sự phát triển chậm rãi, thiếu bùng nổ của lĩnh vực dược liệu trên cả nước thì không thể bỏ qua yếu tố quản lý của các cấp ban ngành. Việc nhập nhằng trong quản lý chất lượng dược liệu, không truy xét đủ và đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, không hệ thống hóa được cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn cho thị trường dược liệu cũng như thiếu sót trong những quy trình vận hành sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ,....... khiến cho việc phát triển và tăng trưởng mạnh hơn nữa của lĩnh vực dược liệu đông nam dược vấp phải nhiều khó khăn nhất định.
Lúc này, bài toán cần giải quyết là sự liên kết triệt để và hiệu quả các hệ thống chuỗi giá trị với nhau, bao gồm các yếu tố chủ quan cũng như khách quan, ảnh hưởng và tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến các đơn vị sản xuất dược liệu trên cả nước, nhất là các khu quy hoạch dược liệu trọng điểm quốc gia.
Việc mở rộng và linh hoạt hơn trong cơ chế, chính sách phải được đề cập và xử lý ổn thỏa, sao cho có thể tạo thành những điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động trồng trọt, khai thác và cung ứng dược liệu hiệu quả.
Đông Nam Dược Gia Lai và hành trình liên kết chuỗi giá trị
Hiểu được tầm quan trọng của việc kết nối các yếu tố tương quan trong chuỗi giá trị cốt lõi tạo nên các tiền đề chủ chốt nhằm thúc đẩy thị trường dược liệu nói chung và thị trường các tỉnh Tây Nguyên, cũng như bản thân công ty Cổ phần Đông Nam Dược Gia Lai nói riêng. Sắp tới đây, hội nghị triển khai dự án phát triển cây dược liệu liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sẽ được thực hiện tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
Với việc kết hợp tổ chức thành công hội nghị này tại huyện Đăk Pơ cùng UBND huyện vào tháng 09 vừa qua, ban lãnh đạo công ty lại thêm vững tin hơn trong định hướng phát triển công ty thời gian đến và tiếp tục thực hiện hội nghị kế tiếp ở Mang Yang vào ngày mai- 17/10/2019.
Một lần nữa, các yếu tố kết nối và tương trợ hiệu quả trong chuỗi giá trị xuyên suốt sẽ tạo nên cơ sở nền tảng quan trọng để các hoạt động mua bán dược liệu, sản xuất và cung ứng các sản phẩm chức năng có thêm điều kiện để tăng trưởng ổn định và bền vững.
Các công tác về quản lý chất lượng dược liệu, truy xét nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo hệ thống dữ liệu toàn quốc về mảng dược liệu, phổ biến và nâng cao kinh nghiệm điều hành- sản xuất- kinh doanh, các cơ chế và giải pháp kết hợp để đưa mảng dược liệu các tỉnh Tây Nguyên đi lên một cách bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế theo chuỗi giá trị đúng với định hướng chung của quốc gia là điều mà Đông Nam Dược Gia Lai cũng như các vùng địa bàn cần phải quan tâm.
Ngoài ra, một bài toán nữa liên quan đến việc gắn liền sản xuất và chế biến, tổ chức hiệu quả và đảm bảo đầu ra, ổn định và tăng trưởng tiêu thụ cũng là điều cần cân nhắc trước khi xác định tập trung vào một mảng dược liệu xác định nhằm khai thác tốt nhất các giá trị kinh tế và sinh lợi từ dược liệu.