Đau dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến nhưng nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm.
1. Duy trì thói quen ăn uống khoa học
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thói quen ăn uống có liên quan mật thiết đến những bệnh lý dạ dày mà bạn gặp phải. Vì thế, một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, đúng giờ giấc, đúng khẩu phần… Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên tập cho mình thói quen ăn chậm, nhai kỹ, tuyệt đối không nên vừa ăn vừa làm việc, vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại… tránh những tác động xấu đến quá trình tiêu hóa của dạ dày.
Thói quen ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bạn điều trị đau dạ dày hiệu quả
Những thói quen thiếu lành mạnh như thường xuyên thức khuya, bỏ bữa… sẽ khiến cho các axit dạ dày tấn công niêm mạc dạ dày. Còn khi bạn ăn quá no thì dạ dày bị quá tải, ảnh hưởng đến quá trình co bóp tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Tình trạng này để lâu sẽ khiến dạ dày suy yếu, dễ mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày,...
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh những đồ ăn có hại cho dạ dày như các thực phẩm quá chua: Chanh, cóc,.. bởi những thực phẩm này chứa nhiều axit sẽ tác động xấu đến niêm mạc dạ dày, khiến cho bệnh ngày càng nặng thêm. Ngoài ra, các đồ ăn có tính cay nóng cũng nên được hạn chế.
2. Không vận động mạnh, không nằm sau khi ăn
Sau khi ăn, dạ dày sẽ thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Để cho hoạt động này diễn ra hiệu quả, bạn cần nghỉ ngơi thư giãn và tránh các vận động mạnh. Bên cạnh đó, cũng không nên nằm ngay sau khi ăn vì nó sẽ khiến cho quá trình làm rỗng dạ dày diễn ra chậm lại. Thay vào đó, các động tác vận động nhẹ nhàng như đi bộ sẽ là lựa chọn thích hợp để giúp quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Các động tác vận động nhẹ nhàng như đi bộ sẽ là lựa chọn thích hợp để không ảnh hưởng đến dạ dày của bạn
3. Giữ gìn vệ sinh ăn uống
Để điều trị đau dạ dày một cách hiệu quả, bạn nên tránh ăn uống ở những nơi không đảm bảo vệ sinh như: vỉa hè, lòng đường,... Hạn chế sử dụng chung bát nước chấm, chung cốc,... Vì đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc bạn bị lây nhiễm vi khuẩn Hp gây đau dạ dày.
4. Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau
Những loại thuốc giảm đau dùng để điều trị một số bệnh lý có thể gây những tác dụng phụ, làm ảnh hưởng đến dạ dày do những hoạt chất có trong thuốc kìm hãm sự sản sinh ra niêm mạc bảo vệ dạ dày dẫn đến hình thành các vết loét dạ dày. Do vậy, trong quá trình điều trị đau dạ dày, bạn nên tránh sử dụng các thuốc giảm đau
Trong quá trình điều trị đau dạ dày, nên hạn chế sử dụng các thuốc giảm đau
5. Tránh xa stress, căng thẳng, lo âu
Căng thẳng, stress, áp lực, lo âu sẽ khiến cho tình trạng bệnh của bạn trở nên tồi tệ hơn. Bởi nó làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và làm gia tăng các axit dạ dày gây ra các tình trạng như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… Vì thế, bạn hãy tránh xa những stress, căng thẳng, lo âu để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
6. Xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý
Một chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, và đặc biệt nó tốt cho quá trình tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu đến dạ dày để hỗ trợ cho dạ dày làm việc tốt hơn.
Luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả
7. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá
Nicotin có trong thuốc lá và cồn có trong rượu bia là những kẻ thù “không đội trời chung” với dạ dày. Bởi những hoạt chất này khiến cho lớp chất nhầy bị bào mòn đi, không chỉ thế chúng còn kích thích dạ dày gia tăng tiết axit, khiến cho dạ dày bị bào mòn và dẫn đến viêm loét nghiêm trọng. Vì thế, để đảm bảo quá trình điều trị đau dạ dày đạt hiệu quả cao nhất, rượu bia, thuốc lá là những thứ bạn nên tránh xa.