I. Triệu Chứng Bệnh Mất Ngủ :
Người bệnh có thể nhận biết mình bị mất ngủ khó ngủ dựa theo các triệu chứng gồm:
- Khó ngủ vào buổi tối
- Bị tỉnh giấc giữa đêm và rất khó có thể ngủ lại
- Thức giấc quá sớm
- Không cảm thấy thoải mái sau khi ngủ dậy
- Luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, nhưng không thể ngủ được
- Cáu gắt, buồn bực, bồn chồn, lo lắng
- Khó chú ý, tập trung, trí nhớ giảm sút
- Những lo lắng và suy nghĩ về giấc ngủ
II. Nguyên Nhân Gây Mất Ngủ:
- Căng thẳng, áp lực, stress quá độ: Lo lắng, áp lực về công việc, học tập, cuộc sống là nguyên nhân khiến người bệnh bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Vấn đề tuổi tác: chứng mất ngủ sẽ tăng theo tuổi tác, nhất là với người trên 60 tuổi.
- Chất kích thích: Việc lạm dụng thuốc lá, rượu, bia, cà phê,… sẽ ức chế lên hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn quá độ và khó ngủ sau đó.
- Môi trường ô nhiễm: Không gian ngủ không thoải mái, nhiều bụi bẩn, nhiều tiếng ồn, quá chật hẹp cũng được xác định là nguyên nhân phá giấc ngủ của bạn.
- Thay đổi múi giờ: Một số người thường xuyên phải di chuyển xa, thay đổi ca làm việc ca, chu trình thức – ngủ bị rối loạn do thay đổi múi giờ.
- Thói quen sinh hoạt: Ăn uống quá no, tập thể dục muộn, ngủ ngày cày đêm, làm việc trên giường ngủ, sử dụng điện thoại, internet…
Các nguyên nhân phổ biến khác của chứng mất ngủ bao gồm:
- Mất ngủ liên quan đến chấn thương, nằm viện lâu ngày, triệu chứng của các bệnh tâm thần: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu, nghiện chất.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh hen suyễn, thuốc điều hòa huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng,… có chứa caffeine và các chất kích thích có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
- Ít hoạt động thể chất
- Các vấn đề về sức khỏe. Đau mãn tính từ các tình trạng như viêm khớp hoặc các vấn đề về lưng cũng như trầm cảm hoặc lo lắng có thể cản trở giấc ngủ. Các vấn đề làm tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm liên quan đến tuyến tiền liệt hoặc bàng quang - có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên trở nên phổ biến hơn với tuổi tác. Ngoài ra còn có các bệnh lý về tuyến giáp, bệnh tim
III. Mất ngủ gây hậu quả gì?
- Người mệt mỏi, khó tập trung, lờ đờ, thiếu sức sống, ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc, học tập.
- Nguy cơ teo não, đột quỵ
- Tăng nguy cơ béo phì: Người bệnh sẽ có cảm giác nhanh đói và thèm ăn vặt vào ban đêm, đặc biệt là đồ ăn nhanh giàu chất béo.
- Da bị lão hóa : Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol khiến cấu trúc collagen của da bị phá vỡ. Da bắt đầu bị khô, sạm nám, chảy xệ, không còn săn chắc làm tăng nguy cơ lão hóa cao, da dễ nổi mụn.
- Ngủ không đủ giấc luôn trong trạng thái căng thẳng, hưng phấn quá độ. Điều này tạo áp lực không tốt cho tim, mạch làm tăng huyết áp.
- Suy giảm sinh lý
- Rối loạn cảm xúc, tâm lý
- Gây sụt cân
- Tăng nguy cơ tai nạn: Thực tế có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xuất phát từ nguyên nhân tài xế bị thiếu ngủ, mất ngủ. Những người thường xuyên làm việc với máy móc công suất lớn bị khó ngủ, ngủ không đủ giấc thường có nguy cơ bị tai nạn trong quá trình làm việc.
IV. Hướng dẫn điều trị mất ngủ khó ngủ an toàn và hiệu quả:
Hiện nay có nhiều cách trị mất ngủ, tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn phương pháp hiệu quả, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mất ngủ người bệnh có thể tham khảo:
1.Sử dụng thuốc ngủ thận trọng tác dụng phụ:
- Nhóm thuốc an thần: Trường hợp người bệnh bị mất ngủ do căng thẳng quá độ, hệ thống thần kinh bị kích thích, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như: Clonazepam, Diazepam, Bromazepam…
- Nhóm thuốc gây ngủ như: Phenobarbital hay Zolpidem là một số loại thuốc ức chế trực tiếp vào hệ thần kinh, gây ra những cơn buồn ngủ tức thì.
Hãy thận trọng khi sử dụng thuốc ngủ
Tác Dụng Phụ:
Luôn hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ tiềm ẩn trước khi bạn quyết định sử dụng thuốc ngủ. Tùy thuộc vào loại thuốc, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như:
- Chóng mặt hoặc đầu lâng lâng, có thể làm té ngã
- Nhức đầu
- Các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn
- Buồn ngủ kéo dài
- Phản ứng dị ứng nặng
- Không hoàn toàn tỉnh táo khi lái xe hoặc ăn uống
- Các vấn đề về trí nhớ ban ngày và giảm hiệu quả làm việc.
- Thuốc ngủ có thể giúp người bệnh ngủ ngay sau khi dùng thuốc, tuy nhiên thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, dễ nhờn thuốc, phụ thuộc thuốc, ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa, thần kinh.
2. Chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc:
- Tiêu biểu có thể kể đến một số giải pháp như: Vật lý trị liệu YHCT; hương dược (Trà thảo dược, tắm thảo dược…), âm nhạc trị liệu, tập luyện, dưỡng sinh,… và kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.
=> Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị bệnh như mong muốn, bệnh nhân cần có phác đồ trị liệu phù hợp, tác động đúng và đủ, khi đó bệnh mới được giải quyết triệt để.
- Bạn có thể tìm hiểu các món ăn giúp bạn dễ ngủ:
- Quả hạnh nhân, quả óc chó, quả chuối
- Cháo hạt sen
- Link tham khảo: //toplist.vn/top-list/mon-an-giup-ban-an-than-va-ngu-ngon-hon-12198.htm
=> Với cách này chỉ giúp hỗ trợ cho bạn trong chế độ ăn uống của người bệnh mất ngủ. Không điều trị triệt để chứng bệnh mất ngủ gây ra.
V. Cách điều trị theo vị thuốc Nam đơn giản và an toàn
Tìm lại giấc ngủ ngon tự nhiên với Cao Đinh Lăng
- Đặc biệt tình hình Người bệnh trong giai đoạn hậu COVID-19 cũng có thể gặp các triệu chứng về tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung. Thường xuất hiện tình trạng não sương mù, nhận thức kém, đọc chậm, giảm trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tâm trạng.
- Qua đó "Cao Đinh Lăng" cũng chính là giải pháp tốt nhất cho những hội chứng này.
Sản phẩm được Công Ty CP Đông Nam Dược Gia Lai trồng trọt và chế biến trên vùng đất Tây Nguyên theo quy trình khép kín. Sản phẩm hoàn toàn tự nhiên không tác dụng phụ. Cam Kết hiệu quả sau 15 ngày sử dụng.
Một số nghiên cứu khoa học mới nhất cho biết, các nhà khoa học đã chỉ ra một số thành phần hoạt chất trong lá đinh lăng có công dụng trị bệnh mất ngủ. Cụ thể hơn:
- Cao đinh lăng có tác dụng kích hoạt nhẹ bộ não, giúp vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng làm tăng biên độ điện thế não, gây phấn chấn nhẹ, tăng độ phản xạ có điều khiển và tăng khả năng tiếp nhận của các tế thần kinh. Khi đó, bộ não được thư giãn, giải tỏa căng thẳng và mang lại cảm giác dễ chịu khi ngủ;
- Dịch chiết của rễ đinh lăng có tác dụng ức chế men MAO, gây kích thích sinh học, duy trì dẫn truyền xung động thần kinh. Lúc đó, cơ thể có cảm giác phấn chấn nhẹ, thoải mái và không bị mệt nhọc;
- Các dưỡng chất có trong lá đinh lăng giúp kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các vấn đề về thần kinh, trầm cảm, mất ngủ,…
Bên cạnh đó, một số tài liệu khác còn cho biết, mùi thơm của lá đinh lăng còn giúp an thần, ổn định thần kinh, từ đó mang lại cảm giác dễ chịu và giúp ngủ ngon hơn. Chính vì những lý lẽ trên cho thấy, lá đinh lăng là vị thần dược vừa có tác dụng bảo vệ sức khỏe tổng quát vừa giúp điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả.
- Link mua ngay tại Shopee: //shopee.vn/donapharm
- Đặt hàng qua Hotline: 0798027777
VI. Phòng ngừa bệnh Mất ngủ:
Song với việc áp dụng các phương pháp điều trị mất ngủ, thì bạn nên thay đổi các thói quen hoạt động hằng ngày và chế độ ăn hợp lý
- Cải thiện giờ giấc sinh hoạt và chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện giấc ngủ và chu kỳ giấc ngủ
- Kiểm tra thuốc để xem nếu chúng có thể góp phần vào chứng mất ngủ.
- Tránh hoặc hạn chế ngủ trưa.
- Tránh hoặc hạn chế cafein và rượu, và không sử dụng nicotine.
- Tránh các bữa ăn lớn và đồ uống trước khi đi ngủ
- Tạo một nghi thức thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ.
Trên đây là những thông tin về mất ngủ khó ngủ. Hy vọng qua bài viết, độc giả và người bệnh sẽ có thêm kiến thức hữu ích để có được giấc ngủ ngon tự nhiên theo đúng đồng hồ sinh học.